PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

12/09/2022
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật năm 2022” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật năm 2022” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn gồm có 20 câu, cụ thể như sau:

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

I. LUẬT TRẺ EM NĂM 2016

Câu 1: Độ tuổi của trẻ em là:

A. Người dưới 15 tuổi.

B. Người dưới 16 tuổi.

C. Người dưới 17 tuổi.

D. Người dưới 18 tuổi.

Câu 2: Xâm hại trẻ em là hành vi:

A. Gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

B. Gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý.

C. Gây bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi trẻ em.

D. Gây thương tổn trẻ em.

Câu 3: Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em, là đúng hay sai?

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 4: Bóc lột trẻ em là hành vi:

A. Bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em.

B. Cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.

C. Bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.

Câu 5: Xâm hại tình dục trẻ em là:

A. Việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

B. Việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục.

C. Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Câu 6: Bổn phận của trẻ em đối với gia đình là:

A. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.

B. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

C. Cả A và B.

Câu 7:Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội là:

  A. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.

  B. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.

  C. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

  D. Cả A, B, C đều đúng.

II. LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH NĂM 2007

Câu 1: Bạo lực gia đình là:

A. Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với thành viên khác trong gia đình.

B. Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

C. Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Câu 2: Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan nào sau đây:

A. Cơ quan công an, UBND các cấp.

B. Cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.

C. Cơ quan công an hoặc UBND cấp xã hoặc những người có am hiểu pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.

D. Người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực hoặc những người có am hiểu pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.

Câu 3: Nạn nhân bạo lực gia đình có quyền:

A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.

B. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật.

C. Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 4: người có hành vi bạo lực gia đình có nghĩa vụ:

A. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

B. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

C. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình gồm:

A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

B. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình; cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

C. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình; dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 6: Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình gồm:

A. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

B. Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

C. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình là:

A. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

B. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

C. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

III. LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY NĂM 2021

Câu 1: Chất ma túy là:

A. Chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Quốc hội ban hành.

B. Chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.

C. Chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Bộ Công an ban hành.

Câu 2: Tệ nạn ma túy là:

A. Việc sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy hoặc các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

B. Việc sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

C. Việc sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 3: Người sử dụng trái phép chất ma túy là:

A. Người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính.

B. Người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả âm tính.

C. Người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính.

Câu 4: Người nghiện ma túy là:

A. Người sử dụng thuốc gây nghiện và bị lệ thuộc vào chất này.

B. Người sử dụng chất ma túy, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này.

C. Người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.

Câu 5: Việc sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy, là hành vi cấm?

A. Đúng.

B. Sai.

Câu 6: Trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong phòng, chống ma túy là:

A. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

B. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy.

C. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên sử dụng trái phép chất ma túy.

D. Cả A, B và C đều đúng.