PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

12/10/2021
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn tiếp thu, phản hồi thông tin báo chí
Ngày 11/10/2021, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn có Công văn số 119/CV-CTLN tiếp thu, phản hồi thông tin 3 bài báo đăng trên Báo Nông nghiệp Việt Nam (https://www.nongnghiep.vn/): “Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn chặt trộm 09 ha rừng của ông Bàn Đức Nghiêm”; “Làm giả hồ sơ “cướp” hơn 600 hecta rừng của 116 hộ dân”; “Rừng Keo ra trái đắng!”.

 PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

Đối với bài báo thứ nhất “Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn chặt trộm 09 ha rừng của ông Bàn Đức Nghiêm”, sau khi xem xét, Công ty có ý kiến như sau:

Vụ việc ông Bàn Đức Nghiêm cho rằng bị mất trộm 09 ha rừng trồng khu vực Đèo Gió, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn và kèm theo các đơn từ gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết là vụ việc rất phức tạp và khó khăn trong việc xác minh và giải quyết. Trong quá trình giải quyết vụ việc, Công ty đã chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để giải quyết. Công ty đã làm việc, báo cáo cung cấp thông tin cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo cung cấp thông tin cho UBND huyện Ngân Sơn, làm việc và cung cấp thông tin hồ sơ tài liệu cho Công an huyện Ngân Sơn từ năm 2019 và năm 2020. Chủ động tự điều tra xác minh, xác định trách nhiệm đối với cán bộ Công ty có liên quan. Hiện nay, Công ty vẫn sẵn sàng phối hợp làm việc và cung cấp thông tin cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu. Tuy nhiên, vụ việc chưa hoàn thành giải quyết dứt điểm vì có nhiều khó khăn do khách quan. Công ty đã tìm mọi cách để giải quyết nhưng đến thời điểm hiện tại không tìm ra được chứng cứ rừng bị mất trộm hay rừng được trồng không thành rừng, không tìm được chứng cứ ai là thủ phạm chặt trộm rừng …

Với tiêu đề của bài báo “Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn chặt trộm 09 ha rừng của ông Bàn Đức Nghiêm”, “09 ha rừng trồng của ông Bàn Đức Nghiêm không nằm trong hồ sơ được cấp phép khai thác nhưng vẫn bị Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn chặt trộm mang bán...”, như vậy, tác giả bài báo đã quy kết Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bắc Kạn chính là thủ phạm lấy trộm gỗ của ông Bàn Đức Nghiêm mang đi bán. Bài báo được đăng là không đúng sự thật, đẩy dư luận xã hội theo chiều hướng tiêu cực, công kích Công ty và hậu quả khó có thể lường trước được. Do đó, Công ty đề nghị cơ quan Báo Nông nghiệp Việt Nam và tác giả bài báo cải chính lại và có biện pháp khắc phục hậu quả.

Đối với bài báo thứ hai “Làm giả hồ sơ “cướp” hơn 600 hecta rừng của 116 hộ dân”, Công ty trả lời như sau:

Diện tích đất rừng Công ty lâm nghiệp tại khu vực thôn Bản Hùa, Bản Cầy, tiểu khu 3, thị trấn Nà Phặc là diện tích đất rừng Lâm trường Ngân Sơn được thiết lập quản lý sử dụng từ khi Lâm trường thành lập năm 1971. Điều này được xác định trên hồ sơ và trên thực tế, hiện vẫn còn nhân chứng là một số đồng chí cán bộ, lãnh đạo Lâm trường Ngân Sơn đã nghỉ hưu; tại các cuộc họp giải quyết vướng mắc đất đai có nhiều hộ dân và bản thân những hộ có vướng mắc với Lâm trường Ngân Sơn khẳng định là đất lâm trường quốc doanh. Giữa Lâm trường và các hộ tại địa bàn có quan hệ khoán trồng rừng thông qua thỏa thuận bằng văn bản và hợp đồng giao khoán trồng rừng. Quá trình thực hiện hợp đồng trồng rừng đều không có vướng mắc đến năm 2015. Toàn bộ diện tích rừng được hình thành đến thời điểm đó đều từ vốn vay của Công ty, vốn ngân sách. Vì trong quá trình giao đất giao rừng tại địa phương qua các thời kỳ, chính quyền địa phương đã có quyết định giao đất rừng cho hộ dân trùng vào đất Lâm trường Ngân Sơn. Do vậy, huyện Ngân sơn đã rà soát thu hồi lại các quyết định và giấy chứng nhận QSD đất cho hộ dân trùng vào diện tích đất Lâm trường Ngân Sơn là đúng quy định. Từ năm 2015, có 6 hộ tại tiểu khu 3, thị trấn Nà Phặc có đơn thư khiếu kiện giải quyết về đất đai có vướng mắc với Lâm trường Ngân Sơn. Đơn thư khiếu kiện đã được các cấp, các ngành trong tỉnh Bắc Kạn xác minh, giải quyết và đã gửi văn bản kết quả xác minh giải quyết, thông báo cho các hộ được biết nhưng các hộ vẫn khăng khăng không đồng ý việc giải quyết của các cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp. Sau cùng, Công ty và chính quyền địa phương tổ chức nhiều cuộc họp đề nghị các hộ làm đơn để giải quyết tại Tòa án nhân dân theo đúng quy định của pháp luật. Trái lại, các hộ đã không làm như vậy, một số cá nhân vận động thành đơn thư khiếu kiện tập thể gồm nhiều hộ tiểu khu 3, thôn bản Cày, thôn Bản Hùa (trong đó có cả cản bộ đảng viên và lãnh đạo địa phương đã nghỉ hưu), tiến hành kiện cá nhân Chủ tịch UND tỉnh Bắc Kạn ký quyết định cấp giấy chứng nhận QSD đất cho Công ty là sai trái, do đó Thanh tra Chính phủ đã tiến hành làm việc và có kết luận vụ việc và kiến nghị giải quyết.

Việc rà soát lập hồ sơ để trình thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất đã tuân thủ theo quy định của Nhà nước, cán bộ lâm trường và Lâm trường Ngân Sơn không thể tự quyết định được, hơn nữa đến thời điểm hiện tại không có bằng chứng “Cán bộ Lâm trường Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn lập hồ sơ giả mạo để thu hồi đất nhằm hưởng lợi trên mồ hôi, công sức của người dân trên những cánh rừng”. Do vậy, bài báo đăng với nội dung “Làm giả hồ sơ “cướp” hơn 600 hecta rừng của 116 hộ dân”, nội dung có ghi dòng “Cán bộ Lâm trường Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn lập hồ sơ giả mạo để thu hồi đất nhằm hưởng lợi trên mồ hôi, công sức của người dân trên những cánh rừng” là sai sự thật, là kết tội vô căn cứ gây hậu quả không lường trước được. Đề nghị cơ quan Báo Nông nghiệp Việt Nam và tác giả cải chính và có biện pháp khắc phục hậu quả.

Đối với bài báo thứ ba, “Rừng Keo ra trái đắng!”, Công ty trả lời như sau:

Việc vận động các hộ tại địa bàn thôn Bản Hùa tham gia trồng rừng cho Lâm trường Ngân Sơn từ năm 2008 là chính sách của Công ty khuyến khích ưu tiên cho các hộ tại địa bàn thực hiện để có việc làm và thu nhập từ lao động trồng rừng (khi đó người dân gần như không quan tâm đến tự đầu tư trồng kinh doanh rừng). Để thực hiện được trồng rừng, Lâm trường Ngân Sơn đã phải vận động đến từng hộ để tham gia và ký hợp đồng trồng rừng, Hợp đồng trồng rừng được thành lập thành văn bản có ghi rõ ràng từng điều khoản, Công ty đầu tư toàn bộ từ cây giống đến tiền nhân công 3 năm đầu, người trồng rừng đã được nhận tiền nhân công theo hợp đồng đã ký, được chi trả khi đó cao hơn bình quân giá ngày công lao động tại khu vực, còn số tiền nhận được sau khi khai thác là tiền công bảo vệ rừng từ năm thứ tư trở đi theo khối lượng sản phẩm và giá gỗ rừng trồng tại thời điểm bán gỗ. Giá bán rừng trồng tại thời điểm 2015 - 2017 theo giá thị trường từ 25 - 35 triệu đồng/ha tùy từng lô và chất lượng rừng trong khi đó chi phí đầu tư bình quân 19 triệu đồng/ha, nội dung phản ánh: “trong khi giá trị rừng chất lượng trung bình tại địa phương thời điểm đó không dưới 100 triệu/hecta, nghiễm nhiên Công ty không làm gì mà ngồi thu lời lên tới cả chục tỷ của người dân Bản Hùa” là sai sự thật. Cũng theo bài báo, diện tích hơn 100 ha rừng trồng/116 hộ thì tính ra bình quân mỗi hộ được tính tròn xấp xỉ 01 ha/hộ, giá trị lợi nhuận theo Công ty ước tính tối đa 20 triệu đồng/ha/8 năm, bình quân mỗi năm, một hộ nếu làm tốt nhất thì cũng chỉ gia tăng thêm 2,5 triệu đồng/hộ/năm là hoàn toàn mâu thuẫn với nội dung Nghèo “bền vững” vì là nạn nhân của Lâm trường. Công ty đề nghị Báo Nông nghiệp Việt Nam và tác giả cải chính lại toàn bộ nội dung bài báo./.

Thu Cúc (tổng hợp)