PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

24/11/2020
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Hội nghị cấp cao Thành phố thông minh năm 2020
Sáng 24/11, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Hội nghị trực tuyến cấp cao Thành phố thông minh lần thứ 4 - Smart City Summit 2020 với 27 tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang có nhu cầu triển khai Đề án đô thị thông minh.

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

Tại điểm cầu tỉnh Bắc Kạn, dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và lãnh đạo các huyện, thành phố.


Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Kạn

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách và nỗ lực phát triển đô thị thông minh, coi xây dựng đô thị thông minh là một trong ba nhiệm vụ cốt lõi trong tiến trình chuyển đổi số Quốc gia Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, phát triển đô thị thông minh bền vững đến 2025 và tầm nhìn 2030 trên cơ sở Quy hoạch thông minh gắn với quản lý hiệu quả, cung cấp các tiện ích thông minh, giao dịch thân thiện giữa chính quyền, nhà quản lý, người dân và nhà đầu tư.

Trong khuôn khổ Hội nghị diễn ra 03 Hội thảo, trong đó có 01 Hội thảo chuyên đề về Chính quyền số cho đô thị thông minh, Hội thảo về kinh nghiệm xây dựng và triển khai Đô thị thông minh, Hội thảo về hạ tầng số cho đô thị thông minh.

Trao đổi tại Hội nghị, các chuyên gia đã chỉ rõ: Việc thực tế triển khai đô thị thông minh tại Việt Nam cho thấy vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức cho lãnh đạo các thành phố, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp. Đại diện cơ quan quản lý cùng các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ cũng đã đưa ra những sáng kiến, giải pháp công nghệ giúp thông minh hóa các đô thị của Việt Nam và khu vực, nhằm tạo ra những không gian đáng sống cho người dân, những môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nhân…

Phát triển đô thị thông minh, bền vững là một hướng đi có tính đột phá để góp phần nâng cao tính cạnh tranh Quốc gia. Để đạt được điều này, phải gắn kết chặt chẽ với hạ tầng thông tin mạnh, xây dựng chính quyền điện tử, việc tiếp cận đô thị thông minh cần theo hướng hiệu quả, kế thừa. Các địa phương cùng với việc phát triển các tiện ích thông minh cần chú trọng xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu thông minh phục vụ đưa ra các quyết định thông minh; thúc đẩy quy hoạch và các giải pháp quản lý đô thị thông minh. Bên cạnh đó, cần thu hút sự tham gia mạnh mẽ của khối tư nhân, “Đô thị thông minh phải là đô thị của chính người dân, đó là đô thị có quy hoạch xã hội tốt nhất, giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người nhân văn”. Đến năm 2025, Việt Nam cũng xây dựng 06 thành phố thông minh, hiện có 06 tỉnh, thành phố đã xây dựng đề án./.

Thu Cúc