Độ tương phản
Phiên toà giả định tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em do các ngành, đơn vị huyện Ba Bể cùng phối hợp tổ chức
Theo Chương trình phối hợp đã thống nhất, cùng với các hình thức trao đổi, cung cấp thông tin/số liệu trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, tham dự họp/hội nghị, tham gia ý kiến đóng góp đối với dự thảo các chương trình, kế hoạch, báo cáo rà soát... theo đề nghị của các bên, các Sở có trách nhiệm thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trên một số lĩnh vực.
Cụ thể như trong truyền thông nâng cao nhận thức, các Sở chỉ đạo, thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức, đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp, chuyển đổi số công tác truyền thông; định hướng dư luận và cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; xây dựng tờ rơi, phóng sự, video clip, chuyên trang, chuyên mục, tài liệu, cẩm nang, sách hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và đăng tải, cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các Sở, mạng xã hội; chia sẻ các sản phẩm, tài liệu truyền thông với các Sở để phục vụ cho việc tuyên truyền trên các phương tiện, ấn phẩm truyền thông của các bên hoặc tại các hội nghị, hội thảo, tập huấn, triển lãm.
Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, trực tuyến, truyền thông tại cộng đồng, đặc biệt hướng đến cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục ở khu vực vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em tự kỷ, trẻ em sống trong gia đình có cha mẹ ly hôn, ly thân, cha mẹ đi làm ăn xa hoặc có người liên quan đến tệ nạn xã hội.
Các Sở tổ chức tập huấn cho cán bộ thực hiện công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em thuộc ngành mình về những kiến thức chuyên ngành, biện pháp nghiệp vụ và các kỹ năng, tình huống có thể xảy ra trong quá trình bảo vệ, hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.
Phối hợp liên ngành trong các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, các ngành và mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em về kỹ năng làm việc thân thiện, phát hiện, thông báo, hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
Trong tiếp nhận và xử lý thông tin, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp xã tiếp nhận và phối hợp xử lý thông tin về hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em theo quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục hướng dẫn cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh và gia đình học sinh trong cơ sở giáo dục thực hiện trách nhiệm thông báo khi phát hiện hoặc có thông tin về hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em cho một trong các cơ quan sau: Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, cơ quan Công an các cấp, UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc. Đồng thời phối hợp khi được yêu cầu việc kiểm tra tính xác thực về hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, tình trạng mất an toàn, mức độ gây tổn hại đối với trẻ em.
Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) hoặc cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp hoặc cơ quan Công an các cấp hoặc UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc; cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, cơ quan Công an các cấp, UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi trẻ em cư trú để thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, tình trạng mất an toàn, mức độ gây tổn hại đối với trẻ em khi được yêu cầu.
Công an tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương thực hiện tiếp nhận, xác minh tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ xâm hại trẻ em theo trình tự, quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp cần trao đổi thông tin kịp thời, Công an đơn vị, địa phương thông báo cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc UBND cùng cấp để phối hợp các hoạt động hỗ trợ, can thiệp theo quy định.
Thực hiện công tác hỗ trợ, can thiệp trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã chủ trì, trực tiếp thực hiện một số hoạt động hỗ trợ, can thiệp theo quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các cấp quản lý giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trở lại trường học, đồng thời thực hiện công tác bảo vệ bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, tư vấn tâm lý, công tác xã hội, kịp thời phối hợp hỗ trợ, can thiệp khi cần thiết.
Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận, khám và điều trị kịp thời cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục; cung cấp hoặc hỗ trợ, kết nối các dịch vụ tư vấn, tham vấn, điều trị tâm lý, giúp đỡ trẻ em ổn định, phục hồi về tinh thần; lưu giữ hồ sơ bệnh án của trẻ em phục vụ công tác giám định theo quy định.
Công an tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương thực hiện biện pháp bảo vệ trẻ em bị xâm hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo quy định pháp luật trong quá trình được can thiệp, hỗ trợ.
Trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp xã, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tiếp nhận thông tin, kết nối với cơ quan Công an để ngăn chặn các hành vi đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của trẻ em xảy ra trên địa bàn; có biện pháp tiếp nhận, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong trường hợp cần sự bảo vệ khẩn cấp tại các cơ sở trợ giúp xã hội; phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp và lưu giữ đồ vật, tài liệu liên quan đến tổn hại của trẻ em do bị bạo lực, xâm hại tình dục để hỗ trợ việc điều tra, xử lý, bảo vệ trẻ em. Đánh giá mức độ tổn hại và mức độ an toàn môi trường sống của trẻ em, xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt và triển khai thực hiện.
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các cấp quản lý giáo dục thực hiện công tác sơ cứu, cấp cứu tại cơ sở giáo dục đối với học sinh bị bạo lực, xâm hại tình dục theo quy định. Phối hợp với gia đình học sinh và các bên liên quan để thực hiện việc bảo vệ trẻ em khẩn cấp, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục theo quy định; hướng dẫn việc thu thập bằng chứng, lưu giữ chứng cứ tổn hại của trẻ em do bị bạo lực, xâm hại tình dục phục vụ việc giám định theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Công an tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Công an các cấp tiếp nhận thông tin, triển khai việc ngăn chặn các hành vi đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của trẻ em. Phối hợp với người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện việc bảo vệ trẻ em khẩn cấp, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em…/.
Giao ban công tác dân vận 9 tháng đầu năm 2023 (04/10/2023)
Công an tỉnh mời người dân đăng ký tham gia thực hành kỹ năng phòng cháy, chữa cháy (04/10/2023)
Đảm bảo an toàn sử dụng điện trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh và dịch vụ (03/10/2023)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Duy Hưng dự Lễ khai giảng năm học mới tại Trường Cao đẳng Bắc Kạn (03/10/2023)
Khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất đặt tên đường, phố và công trình công cộng (01/10/2023)