Độ tương phản
Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, số người buộc phải di dời nhà cửa đã tăng lên 89,3 triệu người vào cuối năm 2021, do bạo lực ở Ethiopia, Burkina Faso, Myanmar, Nigeria, Afghanistan và Cộng hòa Dân chủ Congo. Xung đột Nga – Ukraine đã góp phần khiến con số này gia tăng vào những tháng đầu năm 2022, nâng tổng số người phải dời bỏ nhà cửa vượt quá con số 100 triệu người.
Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), những người phải di dời nhà cửa ở phạm vi trong nước phải vật lộn để trang trải các nhu cầu cơ bản, tìm việc làm bền vững hoặc nguồn thu nhập ổn định,… Tổ chức này mô tả, hoàn cảnh của họ là “một cuộc khủng hoảng vô hình” bởi họ hiếm khi xuất hiện trên các tiêu đề thu hút sự chú ý.
UNDP thực hiện một khảo sát với 2.653 người di cư ở trong nước và người dân tại các cộng đồng sở tại ở 8 quốc gia: Colombia, Ethiopia, Indonesia, Nepal, Nigeria, Papua New Guinea, Somalia và Vanuatu. Kết quả chỉ ra rằng: 1/3 những người di cư cho biết họ đã thất nghiệp, trong khi gần 70% không có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu gia đình. 1/3 trong số họ cũng báo cáo rằng sức khỏe của họ trở nên tồi tệ hơn kể từ khi chạy trốn khỏi quê hương.
Nguyên nhân khiến người dân phải rời bỏ nhà cửa được UNDP chỉ ra là do xung đột, bạo lực hoặc thiên tai. Báo cáo lập luận rằng cần có hành động phát triển dài hạn hơn để đảo ngược tình trạng di cư trong nước, vốn đang ở mức kỷ lục với hàng triệu người được dự báo sẽ rời bỏ nhà cửa do biến đổi khí hậu. Đến năm 2050, biến đổi khí hậu có thể buộc hơn khoảng 216 triệu người phải đi sơ tán, bỏ lại cuộc sống và sinh kế hiện tại để chuyển đến những khu vực an toàn hơn./.
27 triệu trẻ em lâm vào cảnh nghèo đói do biến đổi khí hậu (30/11/2023)
Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa (30/11/2023)
UNAIDS kêu gọi hỗ trợ cho cuộc chiến chống HIV/AIDS toàn cầu (30/11/2023)
Ấn Độ: Giải cứu thành công toàn bộ 41 thợ mỏ sau 17 ngày mắc kẹt (29/11/2023)
Một chương mới trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản (28/11/2023)