Độ tương phản
Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, từ đầu năm đến nay, đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi được tăng cường. Hiện đàn đại gia súc có 41.575 con; đàn lợn 154.755 con; đàn dê 26.894 con; đàn gia cầm 1.864 nghìn con. Tính đến thời điểm ngày 15/5/2025, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn xuất bán lợn con ra ngoài tỉnh được trên 26.000 con, đóng góp cho ngành nông nghiệp với giá trị sản xuất khoảng 40.000 triệu đồng từ nguồn xuất bán lợn con giống.
Ngành chức năng khuyến cáo áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Tuy nhiên, trên địa bàn toàn tỉnh, dịch bệnh trên đàn vật vật nuôi vẫn xảy ra, trong đó chủ yếu là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và bệnh Dại động vật, gây thiệt hại cho người chăn nuôi và ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành.
Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố triển khai có hiệu quả các giải pháp trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật tại các phương án, kế hoạch được phê duyệt theo giai đoạn và các văn bản hướng dẫn liên quan của Trung ương, UBND tỉnh, cơ quan chuyên môn, trong đó tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung tại một số văn bản đã chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
Chỉ đạo đơn vị chuyên môn cấp huyện phối hợp với UBND cấp xã tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh động vật, khai báo chăn nuôi định kỳ, khai báo khi mới nhập đàn với chính quyền địa phương, thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, định kỳ tổ chức tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại khu vực chăn nuôi, đồng thời áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, …đặc biệt, tăng cường tuyên truyền người chăn nuôi không lơ là, chủ quan tại những địa bàn có nguy cơ cao hoặc đã xảy ra dịch bệnh động vật truyền nhiễm nguy hiểm, như: bệnh Viêm da nổi cục, Lở mồm long móng trâu bò, Dại chó mèo, Dịch tả lợn Châu Phi…
Giám sát chặt chẽ dịch bệnh từ cơ sở; tập trung các nguồn lực để xử lý kịp thời các ổ dịch xảy ra trên địa bàn và áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo, mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh gây ô nhiễm môi trường.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp tục phối hợp với đơn vị, địa phương đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức triển khai tại địa phương về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; chủ động giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan.
Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn cấp tỉnh; phối hợp với đơn vị liên quan ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; triển khai thực hiện tốt công tác quản lý dịch bệnh động vật qua hệ thống trực tuyến (VAHIS).../.
Đại hội Đảng bộ Giáo dục và Đào tạo lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 (16/06/2025)
Chung tay vì người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (14/06/2025)
Ngành Xây dựng tích cực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh (13/06/2025)
Khơi dậy tinh thần chủ động, sáng tạo và khát vọng vươn lên của hội viên nông dân (13/06/2025)
Đẩy mạnh Phong trào “Dân vận khéo” trong Đảng bộ Sở Y tế (13/06/2025)