PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

17/03/2020
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở trên địa bàn tỉnh
Năm 2019, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đều thực hiện quy chế dân chủ có nền nếp, hiệu quả.

 PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

Năm 2019, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đều thực hiện quy chế dân chủ có nền nếp, hiệu quả. Công tác quản lý điều hành của chính quyền theo hướng cụ thể, gần dân, sát dân, công khai, minh bạch, tôn trọng và tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân; công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh; công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân được tăng cường, đảm bảo đúng luật định. Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức được nâng lên, quan tâm giải quyết những vấn đề liên quan đến tổ chức và người dân, tạo sự gắn bó giữa cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân, được nhân dân ủng hộ; qua đó, góp phần tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương…

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở năm 2020, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch thực hiện nhằm mục đích: Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở trên địa bàn; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường mở rộng dân chủ, coi trọng dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát các hoạt động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương; cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các lĩnh vực.

Theo Kế hoạch, việc triển khai xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân; gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, địa phương trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định về thực hiện dân chủ.

Để duy trì thực hiện hiệu quả dân chủ ở cơ sở, tạo sự đồng thuận xã hội, khơi dậy và phát huy tiềm năng, nội lực, trí tuệ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; xây dựng nông thôn mới, đô thị, văn minh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 18 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nhiệm vụ năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, đơn vị, địa phương cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị về thực hiện QCDC trong phạm vi lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, địa phương được phân công phụ trách, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên. Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.Phát huy dân chủ đại diện qua tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về dân chủ và thực hành dân chủ trong đoàn viên, hội viên và nhân dân; thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội. Chủ động tham gia có chất lượng đối với công tác hòa giải ở cơ sở, trong giải quyết các vụ việc, ý kiến, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Chủ trương sáp nhập xã Hà Vị vào xã Quân Bình thành xã Quân Hà (huyện Bạch Thông) được trưng cầu ý dân và nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân (Ảnh: Lễ công bố thành lập xã Quân Hà)

Các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, đảm bảo thực chất, hiệu quả theo quy định của pháp luật, được quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, Nghị định số 149/2018/NĐ-CP. Cụ thể, các xã, phường, thị trấn tập trung tuyên truyền đầy đủ, công khai các chủ trương, chính sách, nhất là chính sách mới tới người dân; tổ chức thực hiện dân chủ, công khai các chương trình, dự án trên địa bàn, tổ chức trưng cầu ý kiến của nhân dân khi cần thiết; dân chủ, thống nhất trong thực hiện sáp nhập, ghép đơn vị thôn, tổ dân phố, sắp xếp lại cán bộ không chuyên trách tại cơ sở; dân chủ trong huy động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới... Phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng trong giám sát, tham gia ý kiến đối với việc triển khai nhiệm vụ của địa phương. Thực hiện nghiêm túc, chất lượng các quy định về tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân để nắm tình hình nhân dân, kịp thời chỉ đạo giải quyết các vướng mắc tồn tại hoặc mới phát sinh.

Đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hội nghị cán bộ công chức đảm bảo theo quy định; ban hành các quy chế, quy định về thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị; đảm bảo thực hiện dân chủ, khách quan, công bằng trong công tác cán bộ, thi đua, khen thưởng, trong quản lý, sử dụng kinh phí, ngân sách, tài sản công; tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác CCHC; nâng cao trách nhiệm đạo đức công vụ, nhất là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp, của cán bộ, đảng viên. Tập trung triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 02/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ và “Nói không với tiêu cực” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, tạo sự chuyển biến ngay trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng và thực hiện công khai minh bạch QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động; tôn trọng, bảo đảm các quyền dân chủ và quyền lợi khác theo quy định pháp luật đối với người lao động tại nơi làm việc. Thường xuyên rà soát, bổ sung quy chế, quy định phù hợp với tình hình thực tiễn và phổ biến công khai đến từng công nhân lao động. Tổ chức đối thoại theo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21/9/2015 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần phần tạo động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh ở địa phương./.

Hương Dịu