PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

11/10/2021
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của phổ cập vaccine
Tại phiên thảo luận chung của Ủy ban chuyên trách các vấn đề kinh tế, tài chính của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), Chủ tịch Ủy ban Vanessa Frazier nhấn mạnh vai trò của các khuyến nghị hành động, tăng cường đoàn kết quốc tế, định hình phương hướng chính sách giúp các nước thoát khỏi đại dịch và đạt các mục tiêu về phát triển bền vững của LHQ. Nhiều nước bày tỏ quan ngại về tình trạng tiếp cận không công bằng về vắc-xin, giáo dục, công nghệ và đề nghị hỗ trợ tài chính giúp phục hồi sau dịch

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

Tham tán Công sứ Nguyễn Phương Trà, Phó Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại phiên Thảo luận chung của Ủy ban chuyên trách các vấn đề kinh tế, tài chính thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc, ngày 8/10. (Ảnh: baoquocte.vn)

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, đại diện Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh các biện pháp kiềm chế đại dịch, trong đó có phổ cập vaccine ngừa Covid-19 để thích ứng tình hình bình thường mới và bảo đảm an sinh, giúp giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Việt Nam khẳng định coi trọng hợp tác với LHQ và các tổ chức quốc tế trong ứng phó đại dịch, ủng hộ các biện pháp nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhất là việc hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ và ưu đãi tài chính.

Dữ liệu do AFP công bố cho thấy, trong số các nước có số ca nhiễm mới trên đà giảm mạnh những tuần gần đây, Việt Nam đứng thứ 2, với mức giảm 42%. Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 tính theo ngày. Theo AFP, diễn biến dịch bệnh trên thế giới duy trì xu hướng chậm lại trong 6 tuần liên tiếp. Trong tuần qua, số ca mắc mới giảm 32% tại châu Phi, 20% tại châu Á, 15% tại khu vực Mỹ Latin và Caribe...

Cuba dẫn đầu về tốc độ tiêm vaccine ngừa Covid-19 trong số các quốc gia có hơn 1 triệu dân. Trung bình mỗi ngày Cuba tiêm vacccine cho 1,37% dân số. Tỷ lệ này tại New Zealand là 1,19%, Hàn Quốc là 1,12%, Australia là 1,05%, Peru và Việt Nam là 1,03%. Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bồ Đào Nha có tỷ lệ dân số được tiêm chủng đầy đủ cao nhất với hơn 85% dân số.

Theo thống kê của Bloomberg, đến sáng 10/10, đã có hơn 6,48 tỷ liều vaccine được tiêm tại 184 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trung bình mỗi ngày 27,7 triệu liều được tiêm và nếu tốc độ này được duy trì, sau sáu tháng nữa vaccine sẽ “phủ sóng” tới 75% dân số toàn cầu. Tuy nhiên, Bloomberg cảnh báo, vẫn còn khoảng cách lớn về phân bổ vaccine giữa các nước. Tốc độ tiêm chủng tại nhóm các nước có thu nhập cao nhanh gấp 20 lần so mức tại nhóm các nước có thu nhập thấp.

Theo nhandan.vn