PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

10/08/2020
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Năm 2020, phấn đấu tổng đàn vật nuôi đạt 4.474.340 con
Từ năm 2019 đến nay, việc sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

Năm 2019, ngoại trừ đàn gia cầm vượt chỉ tiêu theo kế hoạch, còn lại tổng đàn các loại vật nuôi khác đều giảm so với cùng kỳ năm 2018, đặc biệt là tổng đàn lợn.

Đối với đàn đại gia súc, tổng đàn giảm chủ yếu là do diện tích chăn thả bị thu hẹp do phát triển trồng rừng ngày càng tăng; tác động của việc cơ giới hóa trong nông nghiệp chăn nuôi trâu bò ít được sử dụng vào mục đích để cày kéo; các nhà máy, khu công nghiệp thu hút một lượng lớn lao động từ nông thôn đi làm việc, trong khi đó chăn nuôi trâu, bò đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chăn dắt, quản lý; mặt khác chăn nuôi trâu, bò đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn,… dẫn đến nhiều hộ không chăn nuôi trâu bò, hoặc chuyển cơ cấu sang loài nuôi khác.

Đối với đàn lợn, do năm 2019, trên địa bàn tỉnh xảy ra dịch bệnh tả lợn Châu Phi làm cho số lượng lợn mắc bệnh phải tiêu hủy tăng cao. Tính đến 31/12/2019, dịch đã xảy ra tại 4.283 hộ, 705 thôn, 116 xã, phường, thị trấn của 8/8 huyện, thành phố, tổng số lượng phải tiêu hủy là 27.255 con, tương đương 1.217 tấn. Mặt khác, do thực hiện quy định về việc không tái đàn trong thời gian có dịch và nghiêm cấm việc vận chuyển lợn con, lợn giống vào địa bàn tỉnh dẫn đến tổng đàn giảm mạnh.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến tổng đàn các vật nuôi giảm như lao động ở khu vực nông thôn chuyển dịch sang lĩnh vực khác (xuất khẩu lao động, làm việc tại các công ty...); chăn nuôi hàng hóa có liên kết với các công ty lớn chưa phát triển; chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này...

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh, ngành Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là trong việc khôi phục, tái đàn lợn (đã có 9.184 hộ thực hiện tái đàn lợn với tổng số 42.096 con; trong đó, tái đàn tại chỗ 31.556 con; nhập lợn con giống từ ngoài vào địa bàn tỉnh là 10.540 con). Tuy nhiên, tổng đàn các loại vật nuôi vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2019 do việc tái đàn khôi phục sản xuất trong chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn, giá lợn giống và thức ăn tăng, bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái phát ở một số thôn, xã.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng đàn đại gia súc trâu, bò, ngựa có 75.042/90.271 con, đạt 83% kế hoạch, bằng 96% so với cùng kỳ năm 2019;

Đàn lợn 202.461/331.770 con, đạt 61% kế hoạch, bằng 78% so với cùng kỳ năm 2019;

Đàn dê 23.042/38.670 con, đạt 60% kế hoạch, bằng 82% so với cùng kỳ năm 2019;

Sản lượng thịt hơi các loại 6 tháng ước đạt 9.042/22.024 tấn, đạt 41% kế hoạch, bằng 85% so với cùng kỳ năm 2019...

Để đảm bảo công tác phát triển chăn nuôi trong những tháng cuối năm đạt chỉ tiêu kế hoạch, duy trì sản lượng thịt hơi xuất chuồng, đồng thời bù đắp nguồn thực phẩm thiếu hụt từ đàn lợn bị tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn Châu Phi, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của Nhân dân, đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 29/7/2020 về việc phê duyệt Phương án phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2020 với mục tiêu cụ thể như sau:

Phát triển chăn nuôi để ổn định về nguồn thực phẩm cung cấp cho người dân trên địa bàn tỉnh và xuất bán ra ngoài tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi; khuyến khích phát triển chăn nuôi theo quy mô tập trung trang trại, đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học gắn với chuỗi giá trị có liên kết để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững;


Mô hình chăn nuôi lợn bản địa tại huyện vùng cao Pác Nặm

Tập trung phát triển chăn nuôi gia cầm để bù đắp một phần sản lượng thịt thiếu hụt từ nguồn cung thịt lợn bị thiếu. Đối với chăn nuôi khác như chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi dê... tập trung phát triển để đạt kế hoạch giao, dựa trên nguyên tắc phải kiểm soát được dịch bệnh, cân đối cung cầu và sinh kế cho người chăn nuôi.

Phấn đấu đạt kế hoạch giao với tổng đàn vật nuôi là 4.474.340 con, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 22.083 tấn; cụ thể:

Đối với phát triển đàn gia cầm: Phấn đấu số con xuất bán và giết mổ 6 tháng cuối năm đạt 1.360.865 con, tổng số con xuất bán giết mổ cả năm là 2.050.890 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 2.450 tấn, nâng tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng từ chăn nuôi gia cầm cả năm lên 3.728/3.473 tấn, đạt 107% kế hoạch.

Đối với phát triển đàn gia súc: Tập trung tổ chức sản xuất theo hình thức nuôi vỗ béo (chu kỳ nuôi từ vỗ béo từ 60 - 90 ngày) để đảm bảo chỉ tiêu theo kế hoạch; tập trung phát triển tại các địa phương có tổng đàn, diện tích chăn thả lớn như các huyện: Ba Bể, Pác Nặm, Na Rì, Chợ Đồn,... các địa phương còn lại chăn nuôi theo hướng bán thâm canh để tăng năng suất, phấn đấu phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2020.

Đàn trâu: Phấn đấu số con xuất bán và giết mổ 6 tháng cuối năm đạt 7.879 con; sản lượng thịt hơi đạt 1.836 tấn, tổng số con xuất bán giết mổ cả năm là 14.104 con, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm 3.285/3.408 tấn đạt 96% kế hoạch.

Đàn bò, ngựa: Phấn đấu số con xuất bán và giết mổ 6 tháng cuối năm đạt 4.656 con; tổng số con xuất bán giết mổ cả năm là 7.643 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 941 tấn, nâng tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm lên 1.549 tấn/1.473 tấn, đạt 105% kế hoạch.

Đàn dê: Phấn đấu đạt chỉ tiêu giao, số con xuất bán và giết mổ đạt 12.411 con; tổng số con xuất bán giết mổ cả năm là 18.461 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 248 tấn; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm 369/369 tấn, đạt 100% kế hoạch.

Đàn lợn: Phấn đấu số con xuất bán và giết mổ đạt 106.590 con, tổng số con xuất bán giết mổ cả năm là 185.253 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 7.568 tấn; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm 2020 là 13.153/13.301 tấn, đạt 99% kế hoạch.

Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại theo phấn đấu theo phương án phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm là 13.042 tấn, nâng tổng số lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm 2020 lên 22.083/22.000 tấn, đạt 100% kế hoạch.../.

Bích Huệ