Độ tương phản
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang được ngành Y tế kiểm soát tốt, mặc dù vậy, trên địa bàn tỉnh vẫn ghi nhận một số ca mắc rải rác ở các địa phương. Để chủ động phòng chống dịch trước, trong và sau Tết, các đơn vị y tế cập nhật thường xuyên, kịp thời các thông tin về dịch bệnh, mức độ nguy hiểm để đánh giá cấp độ dịch khi có diễn biến bất thường. Tăng cường giám sát, xét nghiệm sàng lọc Covid-19 nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh, đặc biệt là những người nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng, nhất là tiêm cho nhóm trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi. Phân công nhân viên y tế trực phòng chống dịch 24/24 giờ trong thời gian nghỉ Tết để theo dõi, báo cáo ngay khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Các đội cơ động phòng chống dịch tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố luôn được củng cố để sẵn sàng điều tra, truy vết, xử lý ổ dịch khi có yêu cầu.
Cùng với phòng chống dịch bệnh Covid-19, các cơ sở y tế cũng tích cực theo dõi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi, có nguy cơ xâm nhập vào địa bàn để chủ động giám sát, phối hợp phòng chống, không để bùng phát tại cộng đồng. Rà soát, cập nhật các thông điệp truyền thông phòng chống bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng để giúp người dân biết, chủ động phòng tránh.
Vào dịp Tết, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân tăng lên, nguy cơ ngộ độc, mất an toàn thực phẩm rất có thể xảy ra. Để hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm, các cơ sở y tế chủ động, thường trực sẵn sàng ứng phó xử lý các tình huống sự cố xảy ra. Tiếp tục tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, cơ sở giết mổ đảm bảo tuân thủ đúng các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm; có phương án phòng chống, xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết và Lễ hội xuân; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vào dịp Tết, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, nguy cơ tai nạn giao thông cũng gia tăng, hơn nữa, dịp này còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, tai nạn thương tích, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã bố trí trực 24/24 giờ, xây dựng phương án dự trữ thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị, bố trí giường bệnh, phương tiện cấp cứu, sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác điều trị. Đồng thời có phương án vận chuyển, chuyển tuyến khi cần thiết; tổ chức thăm hỏi và đón Tết cho người bệnh còn điều trị tại bệnh viện trong dịp Tết, đặc biệt quan tâm tới người bệnh nghèo, người bệnh thuộc đối tượng chính sách.
Các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone, cơ sở điều trị cho người bệnh HIV/AIDS chuẩn bị đủ thuốc, bố trí nhân viên trực để tạo thuận lợi cho người bệnh khi tới điều trị trong dịp này. Ngành Y tế sẵn sàng cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác cấp cứu, phòng chống bệnh dịch, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, tăng giá hàng loạt; tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi đầu cơ, tích trữ, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành.
Để Nhân dân được đón Tết an toàn, ngoài sự nỗ lực của ngành Y tế, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị, địa phương và Nhân dân để cùng chung tay chống dịch và phòng tránh các tình huống ngộ độc, tai nạn có thể xảy ra trong dịp này./.
Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ năm 2023 (21/03/2023)
Hơn 1.000 vận động viên tham gia Hội thi Thể thao học sinh phổ thông tỉnh Bắc Kạn, năm học 2022 - 2023 (20/03/2023)
Tập huấn sử dụng bộ công cụ đánh giá, công nhận danh hiệu "Công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030 (18/03/2023)
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2023 (18/03/2023)
Agribank Bắc Kạn tri ân khách hàng (18/03/2023)