PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

11/03/2021
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Ruộng bậc thang - chất liệu cho phát triển du lịch ở Pác Nặm
Ruộng bậc thang và các giá trị văn hoá liên quan trên địa bàn huyện Pác Nặm được xác định là một trong những điểm nhấn, sản phẩm khác biệt để phát triển du lịch tại địa phương giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

Mùa vàng trên những thửa ruộng bậc thang tại xã Công Bằng

Khi nhắc tới Pác Nặm, nhiều người có lẽ sẽ nhớ ngay đến ruộng bậc thang trải dài như những dải lụa vàng óng, vắt ngang sườn núi, lưng chừng đồi nhiều thôn, bản vùng cao. Cảnh đẹp này hoà cùng khung cảnh yên bình, trong lành của cảnh quan, núi rừng, làng bản, đời sống bà con... đã tạo nên những nét hấp dẫn, khác biệt làm say đám lòng người.

Gắn liền với quá trình phát triển ruộng bậc thang ở Pác Nặm, đặc biệt là ruộng bậc thang ở các xã Công Bằng, Cổ Linh… cho thấy giá trị lớn, là nguồn tài nguyên giá trị cần bảo tồn và phát huy để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch ở địa phương. Bởi ruộng bậc thang ở Pác Nặm không chỉ mang giá trị cảnh quan, mà còn phản ánh một quá trình lịch sử, giá trị văn hoá độc đáo gắn với cộng đồng các dân tộc bản địa.

Ruộng bậc thang ở Pác Nặm được người dân khai khẩn trong quá trình định cư, trồng lúa để duy trì cuộc sống

Đây là loại tư liệu sản xuất đặc thù của cư dân vùng núi cao với nhiều giá trị khác nhau, trong đó ngoài giá trị về kinh tế, khoa học thì còn là sự đánh dấu quá trình chuyển đổi của xã hội, sự thích nghi với môi trường tự nhiên của các dân tộc trên địa bàn. Ngoài ra, ruộng bậc thang còn hàm chứa trong đó nhiều giá trị về văn hóa truyền thống, lịch sử các tộc người Tày, Mông, Dao, Sán Chỉ... đang cư trú ở Pác Nặm nói chung.

Đây là loại tư liệu sản xuất đặc thù của cư dân vùng núi cao

 

Hình ảnh người dân lao động sản xuất trên những thửa ruộng bậc thang tại xã Xuân La

Để phát huy hết giá trị, tạo ra các sản phẩm du lịch khác biệt, cuối năm 2020, huyện Pác Nặm đã ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch huyện Pác Nặm giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, ở những khu vực có ruộng bậc thang, huyện sẽ tích cực thu hút đầu tư để thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và du lịch sinh thái nông nghiệp, tìm hiểu tập quán canh tác vùng cao... Trong đó, chú trọng đầu tư hạ tầng như: Phát triển các điểm dừng chân, điểm ngắm cảnh, check-in…, nhằm xây dựng những nơi này thành điểm đến biểu tượng của du lịch Pác Nặm.

Nét đẹp hài hòa giữa tự nhiên và con người tại những khu vực có ruộng bậc thang tại huyện Pác Nặm

Kinh nghiệm của nhiều vùng trong cả nước như ở Hoàng Su Phì, Sa Pa…, việc phát huy, phát triển du lịch từ ruộng bậc thang đã thực sự tạo ra thương hiệu, sự hấp dẫn lớn. Vì vậy, Pác Nặm đang tập trung phát triển du lịch theo hướng đầu tư bài bản, có quy hoạch, thu hút các dự án, sản phẩm du lịch, trong đó có ruộng bậc thang./.

Thu Cúc