PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

23/03/2023
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Tập trung chăm sóc lúa xuân
Tính đến thời điểm ngày 22/3, toàn tỉnh đã gieo trồng được 8.369 ha lúa xuân, đạt 98,4% kế hoạch (KH). Hiện nay, các địa phương đang tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa nhằm góp phần đảm bảo năng suất cây trồng theo mục tiêu đề ra.

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

Người dân xã Tân Tú, huyện Bạch Thông bắt ốc bươu vàng trên ruộng mới cấy

Theo số liệu thống kê từ Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ và quản lý chất lượng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến ngày 22/3, toàn tỉnh đã gieo trồng được 8.369 ha lúa xuân, đạt 98,4% kế hoạch (KH). Hiện nay, cây lúa đang trong giai đoạn cấy - hồi xanh, đẻ nhánh.

Trên cây lúa, bọ rầy, ruồi đục nõn, bệnh đạo ôn, bệnh nghẹt rễ phát sinh, gây hại rải rác, mật độ, tỷ lệ gây hại nhẹ. Đối với diện tích lúa mới cấy, ốc bươu vàng gây hại nhẹ, rải rác tại các huyện, thành phố, các hộ nông dân đã chủ động phòng trừ.

Để chăm sóc tốt lúa xuân, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ và quản lý chất lượng đã hướng dẫn người dân bón phân, điều tiết nước phù hợp với những diện tích cấy muộn, bón thúc lần 1 (thúc đẻ nhánh) khi cây lúa bén rễ - hồi xanh (sau cấy 7 - 10 ngày), kết hợp sục bùn để đảm bảo cho lúa đẻ nhánh nhanh. Sau khi bón phân thúc đẻ nhánh 7 - 10 ngày thì rút nước để ruộng “nứt nẻ chân chim” lặp lại 2 - 3 lần để cho rễ mọc dài, tỏa rộng và bám sâu tăng khả năng hút dinh dưỡng.

Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ và quản lý chất lượng khuyến cáo trong thời gian tới, rầy, ruồi đục nõn, bệnh nghẹt rễ, bệnh đạo ôn ... gây hại trên diện tích lúa mới cấy - hồi xanh, đẻ nhánh. Chính vì vậy, người dân nên thường xuyên thăm đồng, phát hiện sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời, ưu tiên các biện pháp sinh học, thủ công./.

Hương Dịu