Độ tương phản
Những hạt nhân vùng cao
“Muốn nói dân nghe, vận động dân theo thì cán bộ thôn, đảng viên, người có uy tín phải đi trước, làm trước, nhất là đối với những cái mới, cái khó bà con còn e ngại” - ông Đinh Ích Tươm, người có uy tín thôn 2 Khau Cưởm, xã Sỹ Bình (Bạch Thông) chia sẻ.
Ông Tươm dẫn chứng, gần 10 năm trước, khi thôn bắt đầu làm đường giao thông nông thôn, việc vận động bà con hiến đất, đóng góp thực sự rất khó, bởi người dân đã quen được hưởng hỗ trợ của Nhà nước, chứ ít biết hy sinh vì cái chung. Để thay đổi nhận thức của người dân, gia đình ông tiên phong hiến đất quanh nhà, kết hợp với cán bộ xã, thôn kiên trì tuyên truyền, vận động. Lúc đầu chỉ có vài hộ làm theo, hiến đất, đóng góp công sức để làm đường. Đến năm 2022, cấp trên có chủ trương hỗ trợ làm nhà văn hóa đạt chuẩn từ Chương trình MTQG, cả thôn đồng thuận góp 40 triệu mua 130 m2 đất vườn. Có nhà văn hóa rộng rãi, khang trang với 80 chỗ ngồi, mỗi lần hội họp, tổ chức hoạt động cộng đồng thuận lợi hơn rất nhiều.
Từng bị cô lập với bên ngoài, cuộc sống của 9 hộ đồng bào Mông ở Phiêng Soỏng, xã Cốc Đán (Ngân Sơn) vô cùng vất vả, nguyên nhân chính là không có đường giao thông. Họ phải len rừng xuống xã, trẻ con trên lưng người lớn đến trường. Cuộc sống vất vả nên cuối năm 2016, anh Ngô Văn Tu, Trưởng thôn, người có uy tín của Phiêng Soỏng mới nghĩ đến chuyện vận động người dân góp tiền mở đường. Trên tinh thần tự nguyện, với sự vận động của anh Tu, nhà có nhiều góp nhiều, có ít góp ít, khó khăn thì góp công. Thôn có 9 hộ nghèo nhưng đóng góp được 78 triệu đồng, riêng anh Tu góp 40 triệu đồng để thuê máy xúc san gạt mở đường. Ba tháng sau, đường được mở mang lại niềm vui, giúp cả thôn đi lại thuận lợi. Đến năm 2023, từ nguồn vốn Chương trình MTQG, đường lên Phiêng Soỏng được bê tông, mở ra cơ hội phát triển cho đồng bào Mông nơi đây.
"Cánh tay” nối dài xuống cơ sở
Năm 2022, thôn Tân Hoan được xã Tân Tú (Bạch Thông) lựa chọn phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. Nhận thức rõ, xây dựng nông thôn mới chủ thể là người dân, đối tượng thụ hưởng cũng chính là người dân, với vai trò là Trưởng thôn, người có uy tín, ông Nguyễn Duy Quyến đã thường xuyên phối hợp với Ban công tác Mặt trận, các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền để mỗi người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, nội dung và tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới.
Ông Quyến chia sẻ, lúc đầu, việc tuyên truyền người dân thực hiện cũng gặp một số khó khăn do thôn mới sáp nhập, địa bàn rộng, số hộ trong thôn đông, một số hộ chưa sẵn sàng tâm thế cùng cộng đồng chung tay xây dựng. Tuy nhiên, với sự kiên trì vận động, các hộ trong thôn đều đồng tình hưởng ứng, chỉ tính riêng trong năm 2022, người dân trong thôn đã tham gia đóng góp được 410 ngày công lao động để tham gia xây dựng các công trình như làm đường giao thông, giải phóng mặt bằng xây dựng nhà văn hóa thôn; vận động người dân đóng góp 78 triệu đồng để nâng cấp, mở rộng nhà văn hóa thôn từ quy mô 70 chỗ ngồi lên 150 chỗ ngồi, sân thể thao của thôn có sân chơi cho trẻ em.
Theo phương án dự kiến, xã Lục Bình (Bạch Thông) có 6 thôn sáp nhập với nhau là Bắc Lanh Chang sáp nhập với Nam Lanh Chang; Bản Piềng sáp nhập với Pác Chang; Nà Chuông sáp nhập với Cao Lộc. Dù không thuộc diện bắt buộc nhưng cấp ủy, chính quyền vẫn khuyến khích Bắc Lanh Chang và Nam Lanh Chang sáp nhập với nhau để có thêm nguồn lực phát triển. Với vai trò là thành viên Ban công tác Mặt trận và người có uy tín của thôn, bà Hà Thị Cơi sau khi nắm bắt chủ trương của cấp trên đã cùng với cán bộ xã, thôn tuyên truyền, giải thích cho bà con về mục đích, ý nghĩa việc sáp nhập.
Đồng chí Đinh Thị Mĩ - Bí thư Đảng ủy xã Lục Bình cho biết, sáp nhập thôn là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhưng quá trình triển khai sẽ có nhiều khó khăn, trở ngại. Sự đồng thuận của người dân sẽ là nhân tố quan trọng quyết định thành công của việc sáp nhập, vì thế cần vai trò của hệ thống chính trị, trong đó có cả cán bộ thôn, người trực tiếp hoạt động ở thôn, người có uy tín cùng vào cuộc tuyên truyền, vận động bà con.
Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc Bế Ngọc Thuấn, đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn, người có uy tín có vai trò quan trọng trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ là nhân tố cố kết cộng đồng mà họ chính là “cánh tay” nối dài đưa chính sách, pháp luật của cấp trên đến với người dân. Bản thân đội ngũ này cũng rất tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao hiểu biết, kỹ năng phục vụ công tác tuyên truyền./.
ĐBQH tỉnh Bắc Kạn - Một năm nhìn lại (01/01/2025)
Tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả (01/01/2025)
Hội nghị tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh năm 2024 (31/12/2024)
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024 (30/12/2024)
Khẩn trương thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về sáp nhập thôn, tổ dân phố (30/12/2024)