Độ tương phản
Cụ thể, OPEC đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu trong năm nay gần 20% kể từ tháng 7, phù hợp với sự sụt giảm mạnh của giá dầu thô. Tuy nhiên, triển vọng của OPEC vẫn lạc quan hơn đáng kể so với các cơ quan dự báo khác. Con số này cũng gần gấp đôi so với dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Trong báo cáo hàng tháng, OPEC dự báo nhu cầu dầu trên toàn thế giới sẽ tăng 1,82 triệu thùng/ngày, lên mức 104 triệu thùng/ngày trong năm 2024, giảm so với mức dự báo tăng trưởng 1,93 triệu thùng/ngày vào tháng trước.
Việc điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu phản ánh một lần nữa sự sụt giảm trong kỳ vọng của OPEC về tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc. OPEC đã giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc xuống còn 450.000 thùng/ngày từ mức 580.000 thùng/ngày theo dự kiến vào tháng trước.
Đánh giá về tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc vào năm 2025 cũng đã giảm khoảng 100.000 thùng/ngày và OPEC hiện dự đoán nhu cầu của Trung Quốc chỉ tăng 310.000 thùng/ngày vào năm 2025, giảm so với dự báo trước đó là tăng 410.000 thùng/ngày.
Tiêu thụ dầu mỏ tại Trung Quốc, động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu toàn cầu, đã gần như không tăng trưởng trong năm 2024 do tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhu cầu xăng giảm vì sự phát triển nhanh chóng của xe điện và khí tự nhiên hóa lỏng đang dần thay thế dầu diesel.
Tổ chức này cũng điều chỉnh giảm 103.000 thùng/ngày cho dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025 và hiện dự kiến ở mức 1,54 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức tăng trưởng 1,64 triệu thùng/ngày dự kiến trong báo cáo hồi tháng 10.
Triển vọng yếu hơn đã làm nổi bật thách thức mà OPEC và các nước đối tác (OPEC+) đang phải đối mặt. Trước đó, OPEC+ đã 2 lần trì hoãn việc khôi phục lại sản lượng đã cắt giảm kể từ năm 2022 do sự sụt giảm của giá dầu.
Ngày 3/11 vừa qua, OPEC+ đã quyết định gia hạn cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô tự nguyện ở mức 2,2 triệu thùng/ngày đến cuối tháng 12 trong bối cảnh giá dầu giảm, nhu cầu yếu và nguồn cung tăng. Quyết định gia hạn biện pháp tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu thô đã đảo ngược kế hoạch khôi phục dần sản lượng từ tháng 10 của OPEC+ được thông báo tại cuộc họp trước đó.
Đây không phải là lần đầu tiên OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu. Tháng 6 vừa qua, nhóm này đã quyết định gia hạn mức cắt giảm sản lượng 2,2 triệu thùng/ngày cho đến cuối tháng 9 năm nay. Phần cắt giảm sản lượng tự nguyện này sẽ được thu hẹp dần hàng tháng cho đến cuối tháng 9/2025 nhằm hỗ trợ sự ổn định của thị trường, song mức thay đổi sản lượng hàng tháng có thể bị tạm dừng hoặc đảo ngược tùy theo điều kiện thị trường.
Bên cạnh đó, OPEC+ cũng công bố ý định kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng tự nguyện 1,65 triệu thùng/ngày (lần đầu tiên được công bố vào tháng 4/2023) cho đến hết năm 2025./.
New Zealand nỗ lực đạt mục tiêu “không khói thuốc” vào cuối năm 2025 (20/11/2024)
Giá dầu thế giới giảm mạnh (19/11/2024)
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi thiết lập khu vực không có vũ khí hạt nhân ở Trung Đông (19/11/2024)
Thế giới nỗ lực giảm phát thải khí methane (18/11/2024)
Tổng thống Ukraine muốn chấm dứt xung đột vào năm 2025 (17/11/2024)