Độ tương phản
Trong thông điệp được đăng tải trên mạng xã hội X, Tổng thống Mulino khẳng định: "Mỗi mét vuông của kênh đào Panama và khu vực xung quanh đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục như vậy", đồng thời nhấn mạnh chủ quyền và nền độc lập của Panama là không thể thương lượng. Ông Mulino đồng thời khẳng định mức phí lưu thông qua kênh đào mà Panama đang áp dụng không được thiết lập "theo ý thích".
Tổng thống Mulino đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Trump cảnh báo sẽ lấy lại quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc Panama tính phí quá cao để sử dụng tuyến đường qua Trung Mỹ này. Phát biểu trước đám đông người ủng hộ ở Arizona, ông Trump cho biết Mỹ đã trao trả kênh đào này cho Panama nhưng đi kèm với các điều khoản. Tuy nhiên, nếu những điều khoản trên không được tuân thủ, Mỹ sẽ “đòi lại" kênh đào Panama.
Tuyến đường thủy quan trọng nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương này, cho phép tới 14.000 tàu thuyền qua lại mỗi năm, chiếm 2,5% hoạt động giao thương đường biển toàn cầu. Mỹ là nước sử dụng kênh đào Panama nhiều nhất, đồng thời cũng là nước đóng góp phần lớn nguồn lực để xây dựng kênh đào và quản lý lãnh thổ xung quanh trong nhiều thập kỷ.
Việc xây dựng kênh đào Panama bắt đầu vào năm 1904 dưới thời cựu Tổng thống Teddy Roosevelt. Vào thời điểm đó, đây được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất về chính sách đối ngoại của Mỹ. Quyền kiểm soát kênh đào đã được chuyển giao từ Mỹ sang Panama vào năm 1999 theo một thỏa thuận được ký kết vào năm 1977 dưới thời cựu Tổng thống Jimmy Carter./.
Trung Quốc bắt đầu kỳ Xuân vận 2025: 9 tỷ lượt người di chuyển (14/01/2025)
Samsung dẫn đầu doanh số smartphone toàn cầu năm 2024 (14/01/2025)
Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió (03/01/2025)
Thế giới tuần qua: Thúc đẩy hòa bình và vượt qua sự chia rẽ (01/01/2025)
Biến 2025 thành một "khởi đầu mới" cho tương lai tốt đẹp hơn (01/01/2025)