Độ tương phản
Đây là những nhận định được nêu lên trong báo cáo do Cơ quan theo dõi Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) công bố ngày 8/5. Theo Copernicus, kể từ tháng 6 năm ngoái, mỗi tháng đều là khoảng thời gian ấm nhất được ghi nhận. Theo đó, tháng 4/2024 cũng không phải là ngoại lệ khi nhiệt độ đo được cao hơn 1,58 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900.
Theo đánh giá của Copernicus, dù các dữ liệu bất thường được ghi nhận nhưng một chuỗi kỷ lục nhiệt độ toàn cầu hàng tháng tương tự đã xảy ra trước đó vào năm 2015/16.
Nhiệt độ trung bình trong 12 tháng qua cũng được ghi nhận ở mức cao hơn 1,6 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt ngưỡng mục tiêu 1,5 độ C mà Thỏa thuận Paris năm 2015 đặt ra nhằm hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Theo Copernicus, những diễn biến bất thường này không có nghĩa là các mục tiêu trong Thỏa thuận Paris đã bị bỏ lỡ, bởi những mục tiêu này đã được tính toán trong suốt nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, nhà khí hậu học Julien Nicolas của Copernicus cho rằng, thực tế này đã cho thấy "nền nhiệt độ toàn cầu mà chúng ta hiện đang trải qua đáng chú ý đến mức nào".
Thế giới đang trải qua nhiều thái cực thời tiết khác nhau
Trong những tuần gần đây, nhiều vùng châu Á từ Ấn Độ đến Việt Nam hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt, trong khi miền nam Brazil lại trải qua lũ lụt chết người.
Theo nhà khí hậu học Julien Nicolas “Mỗi mức độ nóng lên toàn cầu tăng thêm đều đi kèm với các hiện tượng thời tiết cực đoan, vừa dữ dội hơn vừa có nhiều khả năng xảy ra hơn”. Trong đó, các thái cực thời tiết nhau dưới dạng lũ lụt và hạn hán đã tàn phá nhiều khu vực khác nhau trên thế giới trong tháng 4/2024.
Báo cáo của Copernicus cũng cho thấy, phần lớn châu Âu đã trải qua tháng 4 ẩm ướt hơn bình thường, trong khi miền Nam Tây Ban Nha, Italia và phía tây Balkan lại khô hơn mức trung bình.
Mưa lớn gây lũ lụt đã xảy ở nhiều nơi ở Bắc Mỹ, Trung Á và Vịnh Ba Tư. Miền Đông Australia cũng phải hứng chịu mưa lớn, song phần lớn đất nước lại trải qua thời tiết khô hạn hơn bình thường. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với khu vực miền Bắc Mexico và xung quanh Biển Caspian.
Các đại dương đang ấm dần lên, nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục thiết lập những kỷ lục mới
Copernicus cho biết, hiện tượng El Nino tự nhiên làm ấm Thái Bình Dương và dẫn đến nhiệt độ toàn cầu tăng lên, đã đạt đỉnh vào đầu năm nay và hướng tới "tình trạng trung tính" vào tháng 4.
Tuy nhiên, cũng vào tháng 4 vừa qua, nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình đã phá kỷ lục trong tháng thứ 13 liên tiếp. Bất chấp sự suy yếu của hiện tượng El Nino, nhiệt độ không khí ở biển nói chung vẫn “ở mức cao bất thường”.
Hiện tượng ấm dần lên của các đại dương đe dọa sinh vật biển, góp phần làm tăng độ ẩm trong khí quyển và làm giảm khả năng của đại dương trong việc hấp thụ khí thải nhà kính làm gia tăng nhiệt độ trái đất.
Theo dự báo của các chuyên gia, trong nửa cuối năm 2024, nhiệt độ toàn cầu có thể giảm do chứng kiến sự dịch chuyển sang hiện tượng La Nina. Tuy nhiên, theo cảnh báo của ông Nicolas thì “tình hình vẫn còn khá bất ổn" và El Nino kết thúc không có nghĩa là nhiệt độ cao chấm dứt.
Theo ông Carlo Buontempo, Giám đốc Copernicus: "El Nino đã đạt đỉnh điểm vào đầu năm và nhiệt độ mặt nước biển ở vùng nhiệt đới phía đông Thái Bình Dương hiện đang quay trở lại mức trung tính…. Tuy nhiên, trong khi sự thay đổi nhiệt độ liên quan đến các chu kỳ tự nhiên như El Nino đến rồi đi, thì năng lượng dư thừa bị giữ lại trong đại dương và khí quyển do nồng độ khí nhà kính lại ngày càng tăng sẽ tiếp tục đẩy nhiệt độ toàn cầu lên mức kỷ lục mới”./.
Bầu cử Mỹ 2024: Các ứng cử viên tiếp tục vận động tranh cử trong tuần nước rút (29/10/2024)
Nhật Bản: Chủ tịch LDP cam kết cải tổ mạnh mẽ đảng cầm quyền (29/10/2024)
Thế giới tuần qua: Động lực cho xu thế đa phương (27/10/2024)
Xung quanh việc Israel tấn công trả đũa Iran (26/10/2024)
Thúc đẩy nỗ lực đạt được hòa bình tại các điểm nóng xung đột (25/10/2024)