Độ tương phản
Hiện nay, Bắc Kạn có hơn 3.600 bệnh nhân đái tháo đường đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế. Hằng năm, các cơ sở y tế đã tổ chức khám sàng lọc, tư vấn kiến thức cơ bản và các biến chứng có thể xảy ra do mắc bệnh đái tháo đường nhằm giúp phát hiện sớm, quản lý, điều trị kịp thời ngay tại cộng đồng. Từ đầu năm 2024 đến nay, các cơ sở y tế đã tổ chức khám sàng lọc cho hơn 63.000 người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, phát hiện mới 715 bệnh nhân tiền đái tháo đường và 381 bệnh nhân đái tháo đường.
Những năm qua, Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới đã triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình quản lý, điều trị bệnh đái tháo đường; thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các trạm y tế xây dựng kế hoạch, tổ chức các đợt giám sát, tập huấn nâng cao năng lực, hỗ trợ chuyên môn, cập nhật những kiến thức mới cho cán bộ chuyên trách về hướng dẫn dự phòng, chẩn đoán điều trị về bệnh đái tháo đường.
Bác sĩ Hà Thị Lựu - Phó Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới cho biết, hiện chúng tôi đang quản lý hơn 400 bệnh nhân đái tháo đường, hằng tháng bệnh nhân đến, chúng tôi tổ chức xét nghiệm lại về đường máu, tĩnh mạch, xét nghiệm nước tiểu và tư vấn uống thuốc điều trị theo đơn.
Ông Nguyễn Hải Dương, 52 tuổi, ở thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới cho biết, cách đây 4 tháng, ông thấy trong người có những biểu hiện như mệt mỏi, khát nước, đi tiểu thường xuyên hơn, thị lực giảm sút. Trong thời gian ngắn, cơ thể tự nhiên giảm hơn 10 kg, ông đã đến Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới khám, làm các xét nghiệm, ông nhận kết quả mắc bệnh đái tháo đường. Sau khi phát hiện bệnh, ông được các bác sĩ kê đơn thuốc về nhà uống, thường xuyên khám định kỳ để kiểm soát đường máu, kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Sau hơn 4 tháng điều trị, đến nay, bệnh của ông đã thuyên giảm, sức khỏe tốt hơn, không còn đi tiểu nhiều và cũng bớt mệt mỏi.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc bệnh tiểu đường, điều đáng nói, số người mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ biến chứng của bệnh lên đến 55%, chủ yếu là biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh và thận. Nguyên nhân biến chứng do đa số người bệnh chưa có kiến thức về chăm sóc sức khỏe cũng như chưa tuân thủ phác đồ điều trị, chế độ ăn uống và vận động chưa phù hợp…
Để phòng tránh hiệu quả bệnh đái tháo đường, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần cần tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể lực đều đặn; cần đi khám sức khỏe thường xuyên và xét nghiệm đường huyết định kỳ để phát hiện sớm bệnh, từ đó can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Tầm soát, phát hiện sớm đái tháo đường là một bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Mỗi người, nhất là là những người có nguy cơ cao nên thường xuyên tầm soát đái tháo đường để phát hiện và quản lý bệnh kịp thời. Việc này không chỉ giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh./.
Tăng tối đa số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục (12/11/2024)
Chương trình tình nguyện “Nâng bước em đến trường" tại huyện Bạch Thông và Pác Nặm (09/11/2024)
Một số giải pháp cấp thiết phòng cháy, chữa cháy (08/11/2024)
Đoàn Bắc Kạn đạt nhiều thành tích tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI (06/11/2024)
Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức trao quà cho các gia đình bị ảnh hưởng do bão số 3 tại Chợ Mới (05/11/2024)