PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

03/11/2024
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Đề xuất thành lập 8 Trạm Chăn nuôi và Thú y trên địa bàn tỉnh
Để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của Luật Thú y và tháo gỡ những vướng mắc đối với công tác thú y trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ đã báo cáo UBND tỉnh về thành lập 8 Trạm Chăn nuôi và Thú y (cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi thú y cấp huyện/thành phố) thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData


Việc thành lập các Trạm Chăn nuôi và Thú y góp phần nâng cao năng lực
quản lý chuyên ngành thú y tại địa phương
(Ảnh: Chăn nuôi bò tại HTX Rượu men lá Thanh Tâm, xã Bằng Phúc, Chợ Đồn)

Theo Sở Nội vụ, từ ngày 1/1/2020, Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành quy định hoạt động chăn nuôi chặt chẽ như kê khai hoạt động chăn nuôi, quy định cấm chăn nuôi, di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi vùng không được phép… Mặt khác, những năm gần đây, một số dịch bệnh nguy hiểm mới trên động vật có chiều hướng gia tăng như bệnh dịch tả lợn Châu Phi; bệnh viêm da nổi cục trâu, bò; bệnh dại; bệnh cúm gia cầm... đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người.

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 22/1/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1882/QĐ-UBND ngày 7/11/2018 về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố; theo đó đã sáp nhập Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp cấp huyện/thành phố nhằm cụ thể hóa mục tiêu bảo đảm hệ thống tổ chức bộ máy tinh gọn, thống nhất cơ chế quản lý, có năng lực tự chủ, tập trung được nguồn lực, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện lộ trình về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Thú y và chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tại địa phương thì cơ quan quản lý nhà nước về thú y vẫn được duy trì ở cả bốn cấp, bao gồm cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Do đó, Sở Nội vụ đề nghị UBND tỉnh xem xét, thống nhất phương án thành lập 8 Trạm Chăn nuôi và Thú y thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về biên chế, bố trí mỗi trạm tối thiểu 3 biên chế, riêng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Pác Nặm bố trí tối thiểu 4 biên chế. Số biên chế này trước mắt sẽ sử dụng số viên chức bàn giao từ các Trạm Thú y năm 2019 đã chuyển sang cho Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện. Trụ sở làm việc của 8 Trạm Chăn nuôi và Thú y đặt tại các huyện, thành phố, được bố trí từ các trạm cũ hoặc đầu tư xây dựng mới.

Việc thành lập các Trạm Chăn nuôi và Thú y nhằm đảm bảo về hệ thống cơ quan quản lý chăn nuôi và thú y theo quy định, tạo thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương; có thể điều động hỗ trợ các địa phương (các huyện, thành phố khác nhau) trong công tác phòng, chống dịch bệnh; trực tiếp thực hiện công tác kiểm dịch, giảm tải cho hệ thống chăn nuôi thú y cấp tỉnh./.

BH