Độ tương phản
Các sự kiện văn hóa, du lịch... thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ
Thông tin từ Cục Thống kê tỉnh, năm 2021, tốc độ phát triển đạt 4,41%, trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,42%, chiếm 28,98% trong cơ cấu nền kinh tế; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 7,32%, chiếm 15,71%; ngành dịch vụ có tốc độ tăng 3,46%, chiếm 52,22%.
Năm 2022, tốc độ phát triển đạt 5,88%, trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,84%, chiếm 29,05% trong cơ cấu nền kinh tế; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 6,61%, chiếm 16,04%; ngành dịch vụ tăng 6,80%, chiếm 51,48%.
Năm 2023, tốc độ phát triển ước đạt 6,33%, trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,45%, chiếm 27,77% trong cơ cấu nền kinh tế; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 9,16%, chiếm 16,37%; ngành dịch vụ tăng 7,13%, chiếm 52,89%.
Năm 2024, tốc độ phát triển ước đạt 6,35%, trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,12%, chiếm 26,51% trong cơ cấu nền kinh tế; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 9,60%, chiếm 17,70%; ngành dịch vụ tăng 6,42%, chiếm 52,91%.
Quy mô kinh tế của tỉnh ngày càng được mở rộng, năng lực sản xuất của các ngành đều có sự tăng trưởng mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Năm 2025, ước tính quy mô kinh tế của tỉnh đạt 21.071 tỷ đồng, gấp 1,53 lần so với năm 2021 (13.745 tỷ đồng) và gấp 3,45 lần so với năm 2016 (9.172 tỷ đồng).
GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 42 triệu đồng năm 2021 lên 57 triệu đồng năm 2024 và ước tính năm 2025 đạt 63 triệu đồng/người. Giai đoạn 2021 - 2025, GRDP bình quân đầu người ước đạt 52 triệu đồng/người, mỗi năm tăng 4,2 triệu đồng/người, cao hơn giai đoạn 2016 - 2020 là 1,4 triệu đồng (bình quân cả giai đoạn tăng 2,8 triệu đồng/người/năm).
Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Cụ thể: Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 28,89% năm 2021 xuống còn 26,51% năm 2024 và ước tính năm 2025 còn 25,4%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 15,71% năm 2021 lên 17,7% năm 2024 và ước tính năm 2025 là 18,4%; khu vực dịch vụ năm 2021 là 52,22%, năm 2022 là 51,84%; năm 2024 ước đạt 52,91% và năm 2025 ước tính đạt 53,3%.
Mặc dù nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được giữ ổn định và phát triển, tuy nhiên, theo tính toán của Cục Thống kê tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt được mục tiêu đề ra. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chất lượng chưa cao. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng yếu tố quy mô của ngành chưa cao, chưa thu hút được doanh nghiệp có quy mô lớn. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là ngành công nghiệp công nghệ cao còn khó khăn do thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, những thế mạnh của tỉnh chưa được đầu tư khai thác hiệu quả (dịch vụ du lịch, ngành lâm nghiệp, trồng, chế biến cây ăn quả đặc sản ở địa phương, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản). Cơ cấu kinh tế của tỉnh tuy chuyển dịch theo hướng tiến bộ và tích cực nhưng nhìn chung vẫn chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với tỷ trọng tương đối cao của khu vực sản xuất vật chất nói chung và của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nói riêng.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2021 - 2025) tăng trưởng GRDP đạt 6,5%/năm, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,2%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,2%/năm (trong đó công nghiệp ước tăng 12,0%, xây dựng tăng 7,5%); khu vực dịch vụ tăng 6,8%/năm.
Nếu so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội định hướng cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020 - 2025 thì một số chỉ tiêu còn đạt mức thấp và nhiệm vụ dồn lại cho năm 2025 là rất nặng nề, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trong 4 năm (2021 - 2024), tốc độ GRDP tăng bình quân mỗi năm mới đạt 5,74%, để thực hiện được mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 là tăng bình quân mỗi năm 6,5 - 7% thì năm 2025 phải tăng 9,5%, đòi hỏi các cấp, các ngành phải nỗ lực vượt bậc thì mới có thể hoàn thành toàn diện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã đề ra.
Để đạt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, nâng cao GRDP bình quân đầu người giai đoạn 2026 - 2030 phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thứ tự ngành chiếm tỷ trọng cao: (1) Ngành dịch vụ; (2) Ngành công nghiệp - xây dựng; (3) Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Theo Cục Thống kê tỉnh, cần tập trung vào 10 giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới của tỉnh giai đoạn 2026 - 2030:
(1) Rà soát các chính sách hiện có, căn cứ tình hình và nhu cầu thực tế, kiến nghị Chính phủ ban hành và chủ động ban hành theo thẩm quyền chính sách mới trong phát triển công nghiệp để kịp thời sửa đổi, bổ sung bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tiễn của tỉnh.
(2) Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin cải cách hành chính trên các ngành thuộc quản lý nhà nước, kiến nghị huỷ bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp với điều kiện thực tế.
(3) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch và hoàn thiện các loại quy hoạch các ngành kinh tế, các cơ sở sản xuất phù hợp với chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.
(4) Ưu tiên phát triển nông - lâm nghiệp, chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung với sản lượng lớn; từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất một số cây trồng có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
(5) Duy trì các cơ sở công nghiệp hiện có, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao, đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp, trong đó chế biến gỗ, cây dược liệu và các loại lâm sản là trọng tâm. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư. Có chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Quy hoạch tốt vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản. Ưu tiên phân bổ nguồn vốn đầu tư công phát triển hạ tầng phục vụ công nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư trên địa bàn để nâng dần tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
(6) Quy hoạch hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng. Đối với khu du lịch hồ Ba Bể là viên ngọc quý của Vườn Quốc gia Ba Bể cũng như của tỉnh nhà cần tập trung huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng thu hút doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn vào dịch vụ du lịch, du lịch đồng bộ; đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch (sinh thái, du lịch cộng đồng, văn hoá - tâm linh, thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí). Phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch như ăn uống, lưu trú, hướng dẫn, vận chuyển, mua sắm. Tiếp tục khai thác, phát huy có hiệu quả hoạt động lễ hội các địa phương, Tuần Văn hóa - Du lịch. Khai thác giá trị các điểm du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được công nhận.
(7) Hoàn thành Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn theo quy định của Luật Quy hoạch. Tăng cường huy động nguồn vốn ngoài Nhà nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước. Vốn đầu tư công tập trung bố trí để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng của tỉnh, thực hiện các dự án có tính kết nối vùng; ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến lâm sản và du lịch.
(8) Ưu tiên phát triển khoa học - công nghệ; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của tỉnh.
(9) Triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng để giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục rà soát, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
(10) Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, các ngành lĩnh vực, mô hình kinh doanh mới, hiệu quả, tập trung hiệu quả các giải pháp xuất khẩu, khai thác tối đa thị trường tiềm năng, thực hiện giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm của tỉnh, nhất là hạ tầng giao thông quan trọng, phát huy nguồn lực đầu tư, thu hút hiệu quả nguồn lực khu vực tư nhân, giải pháp thúc đẩy thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh…/.
Triển khai quyết liệt, quản lý đồng bộ, hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh (11/11/2024)
Vào mùa thu hoạch dong riềng (11/11/2024)
Tưới tiêu chủ động diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 76% (06/11/2024)
CPI tháng 10 giảm 0,2% so với tháng trước (06/11/2024)
Hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững (05/11/2024)