Độ tương phản
Chăn nuôi dê tại xã Khang Ninh, Ba Bể
Từ đầu năm đến nay, các dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi (tả lợn Châu Phi, dại động vật, lở mồm long móng) đã gây thiệt hại không nhỏ về số lượng đàn cũng như sản lượng khai thác.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Trên địa bàn tỉnh đến nay đã xây dựng 3 cơ sở an toàn dịch bệnh, trong đó trang trại lợn tại xã Bình Trung (Chợ Đồn) và trang trại lợn tại xã Thanh Thịnh (Chợ Mới) an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn cổ điển và bệnh dịch tả lợn Châu Phi; trang trại chăn nuôi lợn tại xã Mỹ Thanh huyện Bạch Thông an toàn với bệnh lở mồm long móng. Các cơ sở an toàn dịch bệnh động vật sau khi được công nhận sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi tỉnh, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc phòng, chống dịch bệnh, kiểm soát và hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
Hiện nay, việc tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi vẫn được xác định là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn vật nuôi. Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo và giao chỉ tiêu tiêm phòng cho các huyện, thành phố; trên cơ sở đó, UBND các huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cho các xã, phường, thị trấn để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, ngành chức năng, chính quyền các địa phương, cơ sở đã tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 30/10/2024, toàn tỉnh đã tiêm được 44.256 liều vắc xin, đạt 67% kế hoạch năm.
Mặc dù dịch bệnh đã được khống chế và dập tắt nhưng thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa làm giảm sức đề kháng của con vật, theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những ngày gần đây, trên địa bàn cả nước, bệnh lở mồm long móng trên gia súc và bệnh cúm gia cầm diễn biến phức tạp, vì thế nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên địa bàn tỉnh là rất cao.
Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tính chất nguy hiểm và biện pháp phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm tới cộng đồng. Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện “5 không”: Không dấu dịch; không mua gia súc mắc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rông, không tự vận chuyển gia súc mắc bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc mắc bệnh bừa bãi.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, công khai chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi khi có gia súc bệnh bị tiêu hủy. Công tác thông tin tuyên truyền đúng mực, không gây hoang mang, lo lắng cho dư luận, làm cho người chăn nuôi bán chạy, tẩy chay thịt gia súc cũng như không gây tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch; tăng cường triển khai công tác tiêm phòng định kỳ đối với các bệnh lở mồm long móng và một số bệnh truyền nhiễm khác trên đàn gia súc.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên kiểm tra, rà soát, giám sát các địa phương trong toàn tỉnh về tình hình dịch bệnh, đặc biệt với các chủng vi rút mới phát sinh; xây dựng phương án phòng, chống dịch theo quy định; chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, dụng cụ trang thiết bị phục vụ cho công tác chống dịch.
UBND các huyện, thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm từ huyện đến xã, phường, thị trấn. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và chính quyền xã, phường, thị trấn phối hợp tốt với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án, kế hoạch phòng, chống dịch; khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh tiêu độc chuồng trại; những khu vực có nguy cơ và phải tuân thủ quy định quản lý về con giống cũng như vệ sinh phòng dịch.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch đối với từng bệnh; trong đó các loại vắc xin hỗ trợ của tỉnh gồm vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò và vắc xin dại chó, yêu cầu tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 90% trở lên số gia súc trong diện tiêm phòng.
Tỉnh Bắc Kạn hiện cũng đang đề xuất, kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung phù hợp với điều kiện của từng địa phương, tiến tới loại bỏ hoặc giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ; đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh để tạo sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng và xuất khẩu. Định hướng và xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi chuyển đổi mô hình chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung.../.
Khởi công xây dựng nhà nhân ái cho bà Nông Thị Thời, phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn (11/12/2024)
Hội thảo chuyên đề "Dạy học các môn Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 5 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018" (10/12/2024)
Trao tặng quà cho 100 gia đình bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 tại huyện Ba Bể (10/12/2024)
Thực hiện tốt việc phân loại, quản lý chất thải rắn trong sinh hoạt là góp phần bảo vệ môi trường (09/12/2024)
Trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh (29/11/2024)