PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

17/10/2024
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Tăng cường quản lý nhà nước để thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ
Thời gian gần đây, hình thức kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ dựa trên nền tảng công nghệ đã nhận được sự quan tâm và tham gia của nhiều người dân. Để phát huy tính tích cực, đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực của mô hình mới, Bắc Kạn đã và đang triển khai nhiều giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ theo đúng định hướng phát triển kinh tế của đất nước cũng như của địa phương.

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData


Tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng thanh toán điện tử tại thành phố Bắc Kạn

Cơ hội…

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay, các loại hình kinh tế chia sẻ chưa thực sự phát triển. Một số loại hình đã có mặt tại các tỉnh, thành phố khác nhưng chưa phổ biến tại địa phương như: Dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông (Grab, Go Viet, Dichung, Fastgo, Be,…); Dịch vụ lưu trú (Airbnb, Travelmob, Luxstay); Dịch vụ cho vay ngang hàng (chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp Fintech).

Tuy nhiên, Bắc Kạn đang đẩy mạnh các hoạt động chuyển đối số nên các mô hình kinh tế chia sẻ sẽ có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ trong thời gian tới. Bởi việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều hiệp định song phương và đa phương đã và chuẩn bị được ký kết tạo điều kiện cho Bắc Kạn mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút khách du lịch quốc tế và vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, sự phát triển nhanh của khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực, thương mại điện tử và cải cách hành chính do công nghệ thông tin truyền thông đã có bước phát triển, tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân dần từng bước triển khai công tác chuyển đổi số. Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn trong việc nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới phương thức sản xuất, thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh mới phát triển, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Thời gian qua, tỉnh cũng luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên cơ sở tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Thường xuyên quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tăng cường phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các ngành, địa phương và với Trung ương. Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp. Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh tế chia sẻ và doanh nghiệp kinh doanh truyền thống; tôn trọng quy luật theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số để từng bước phát triển kinh tế số…

Thúc đẩy phát triển thông qua các giải pháp quản lý nhà nước

Sự phát triển của kinh tế chia sẻ là tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, đồng thời có nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế. Vì vậy, để tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh tế chia sẻ và truyền thống, giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tỉnh Bắc Kạn đã và đang triển khai nhiều giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ theo đúng định hướng của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019.

Cụ thể, về xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và dữ liệu giữa các cấp chính quyền và doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hộ kinh doanh, Bắc Kạn đã tổ chức xây dựng và duy trì, cập nhật dữ liệu cho các cơ sở dữ liệu (CSDL) như: Số hóa tài liệu; CSDL về cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng; CSDL đất đai; CSDL môi trường; Kho CSDL tài nguyên môi trường; CSDL ngành giáo dục; CSDL quản lý giấy phép lái xe; CSDL về giá; CSDL hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử người dân; CSDL công chứng; CSDL quy hoạch xây dựng; CSDL du lịch. UBND tỉnh đã ban hành Danh mục CSDL dùng chung tỉnh Bắc Kạn và Danh mục dữ liệu mở tỉnh Bắc Kạn... Đến nay, tỉnh đã thực hiện kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu từ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đến Cổng Dịch vụ công Quốc gia, 12 hệ thống thông tin, 7 CSDL quốc gia và của các bộ, ngành triển khai trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia phục vụ cho giải quyết TTHC. Duy trì sử dụng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) do Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ kết nối 14 dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia theo quy định.

Về hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý hoạt động thanh toán điện tử, tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng năm 2030; Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Triển khai các giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư để làm sạch dữ liệu khách hàng mở tài khoản thanh toán và áp dụng các giải pháp ứng dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip, tài khoản định danh và xác thực điện tử (VneID) trong xác thực khách hàng; tăng cường các biện pháp để xác thực tài khoản thanh toán và chịu trách nhiệm xử lý triệt để tình trạng khách hàng sử dụng tài khoản “ảo” để hoạt động “tín dụng đen”, không để đối tượng xấu lợi dụng các dịch vụ thanh toán cho hoạt động “tín dụng đen”, các vi phạm pháp luật khác. Triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống ATM hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán của người dân.

Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ quyền riêng tư của công dân, tổ chức, đảm bảo chủ quyền trên không gian mạng. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng tại đơn vị, địa phương như rà quét các hệ thống, kịp thời phát hiện, xử lý các nguy cơ mất an toàn thông tin; lập hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin; triển khai các phương án đảm bảo an toàn thông tin cần thiết theo quy định…/.

Thu Cúc