PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

01/03/2024
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Khuyến cáo chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ xuân
Ngành chức năng khuyến cáo người dân chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ xuân.

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData


Người dân huyện Chợ Đồn gieo cấy lúa xuân

Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do thời tiết giá rét đã ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng vụ xuân; hầu hết các loại cây trồng bắt đầu gieo trồng muộn hơn so với vụ xuân năm 2023 từ 5 - 7 ngày; cá biệt, cây lúa mới chỉ có các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới, Bạch Thông cấy tập trung, còn các huyện khác đang bắt đầu cấy rải rác, chưa thống kê được diện tích.

Dự báo, thời tiết từ nay đến cuối tuần trời rét liên tục dưới 15 độ, do đó, ngành chức năng khuyến cáo người dân cần chủ động chống rét cho mạ và lúa mới cấy.

Đối với ruộng mạ, che phủ nilon toàn bộ diện tích mạ; giữ nước thường xuyên trên mặt luống từ 1 - 2 cm để dưỡng mạ và giữ ấm cho chân mạ; không cấy khi nhiệt độ <150C.

Với diện tích lúa mới cấy, duy trì mực nước từ 1 - 3 cm để giữ ấm chân lúa, tăng khả năng chống rét (lưu ý không được để ruộng cạn nước); dừng việc chăm sóc, ko bón phân đạm, NPK, ko phun phân bón lá khi nhiệt độ dưới 15 độ.

Khi thời tiết nắng ấm trở lại, tranh thủ cấy để đảm bảo khung thời vụ. Cấy khi mạ phát triển từ 2 - 3 lá, mạ che phủ nilon cần luyện mạ trước khi cấy khoảng 4 ngày.

Đối với cây ngô, tiếp tục trồng khi trời nắng ấm trở lại. Bón lót trước khi trồng, lượng phân tính cho cho 1.000 m2

Cây thuốc lá, làm cỏ, bón phân, vun gốc, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật do đơn vị liên kết hướng dẫn. Chú ý phòng trừ sâu xám, rệp, bọ trĩ; một số bệnh như đốm mắt cua, đốm lá và bệnh mốc sương .... gây hại.

Cây dong riềng, trồng khi thời tiết thuận lợi, trồng rải vụ để đảm bảo sản lượng củ dong riềng khi thu hoạch phù hợp với khả năng tiêu thụ, chế biến. Xử lý đất bằng vôi bột, lượng vôi 50 kg vôi bột/1.000 m2; xử lý củ giống bằng vôi bột (trộn 40 - 50 kg vôi bột/ 1 tấn củ trước khi trồng) để phòng trừ nấm bệnh; bón lót trước khi trồng.

Cây cam quýt, tiếp tục vệ sinh vườn đồi, cắt tỉa cành tăm cành vượt, cành sâu bệnh, tạo tán cho cây; quét vôi gốc, thân cây để ngăn sự tấn công của sâu, bệnh. Chú ý phòng trừ sâu nhớt, sâu vẽ bùa, bệnh phấn trắng gây hại,

Cây hồng không hạt, tiếp tục vệ sinh vườn đồi, đốn tỉa, tạo tán cho cây, quét vôi gốc, thân cây để ngăn sự tấn công của sâu, bệnh.

Cây lâm nghiệp, tăng cường kiểm tra rừng mỡ, theo dõi trưởng thành đẻ trứng để chủ động các biện pháp phòng trừ ngay khi sâu non nở. Phát quang dưới tán rừng, tạo đường băng để thuận tiện cho việc phòng trừ. Khuyến khích sử dụng biện pháp thủ công, khi mật độ sâu cao, tiến hành phun trừ sâu bằng một trong các loại thuốc: Gà nòi 95 SP, Ratoin 5WG, Emavua 75WG, Mopride 20WP ...

Để phòng trừ bệnh thán thư trên cây hồi, vệ sinh rừng hồi đang bị bệnh gây hại, tiêu hủy những cành lá bị bệnh rụng xuống để hạn chế bệnh lây lan ra diện rộng. Sử dụng một trong các loại thuốc như Revus Opti 440SC, Cabrio Top 600WG, Daconil 75WP, Ridomil Gold 68WG, Score 250EC...; bệnh hại nặng phải phun lặp lại từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày.

Lưu ý những diện tích rừng hồi, rừng mỡ lâu năm, cây cao, sử dụng các loại máy phun động cơ hoặc máy phun thuốc dạng khói để phun; không phun thuốc ở những diện tích đầu nguồn nước, gần khu dân cư, phun thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc và tuân thủ “kỹ thuật 4 đúng”; chú ý kiểm tra, phát hiện kịp thời một số đối tượng sâu bệnh hại khác trên cây quế, cây keo, cây bồ đề.../.

BH