PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

28/01/2021
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Bắc Kạn tập trung phát triển cây ăn quả đặc sản trong giai đoạn 2020-2025
Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2035, tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng và ban hành Kế hoạch phát triển cây ăn quả đặc sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025.

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

Theo đó, đến năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu có 4.000 ha cây cam, quýt; 1.000 ha hồng không hạt; 1.000 ha cây mơ; 1.500 ha cây chuối; 300 ha cây lê, dẻ. Tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng cây ăn quả đặc sản để đến năm 2025, có 5.000 ha cây ăn quả đặc sản được cấp có thẩm quyền công nhận đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, trong đó có 3.750 ha đạt chứng nhận an toàn thực phẩm, 1.000 ha đạt tiêu chuẩn về VietGAP, ít nhất có 250 ha được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm hữu cơ, phấn đấu có 1.250 ha cây ăn quả có mã vùng (truy xuất được nguồn gốc).



Thu hoạch cam tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông

Trong thời gian tới, Bắc Kạn sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ như tiến hành rà soát, đánh giá tiềm năng và nhu cầu của các hộ gia đình có đất đai phù hợp với phát triển cây ăn quả đặc sản, phân vùng trồng các loại cây ăn quả để có điều kiện thâm canh tăng năng suất, quy mô đủ lớn cho công tác chế biến, tiêu thụ sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của thị trường. Cùng với đó là áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như bón phân, cắt tỉa, tạo tán, đốn phục hồi... để thâm canh, tăng năng suất đối với những diện tích cây ăn quả đặc sản hiện có và những diện tích già cỗi, thoái hóa còn có khả năng khắc phục được. Đồng thời, tập trung trồng mới, mở rộng diện tích và trồng mới thay thế những diện tích già cỗi, thoái hóa không khắc phục được; nâng cao chất lượng các loại quả đặc sản đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ...


Lớp tập huấn chăm sóc cây cam tại huyện Na Rì

Tại Kế hoạch, UBND tỉnh đã giao các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt các giải pháp về tuyên truyền, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống cây ăn quả, phát triển công nghệ bảo quản, chế biến. Thành lập mới, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cây ăn quả đặc sản trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ và tiếp thị các sản phẩm cây ăn quả đặc sản thông qua hợp đồng tiêu thụ với các tổ chức, cá nhân, công ty có nhà máy chế biến quả, từng bước hình thành các chuỗi sản xuất quả bền vững. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.../.

Nông Thị Cúc