PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

21/06/2024
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Nghiên cứu, đề xuất công nhận lưu hành đặc cách một số giống cây trồng đặc sản tại tỉnh Bắc Kạn
Để bảo tồn các loại giống cây trồng đặc sản, làm cơ sở nâng cao giá trị thương mại nông sản, tỉnh Bắc Kạn triển khai đề tài nghiên cứu đề xuất công nhận lưu hành đặc cách một số giống cây trồng đặc sản tại tỉnh.

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData


Cam sành tại huyện Bạch Thông là một trong những cây ăn quả đặc sản
được nghiên cứu đề xuất công nhận lưu hành đặc cách

Đề tài được thực hiện trong thời gian 12 tháng (từ tháng 7/2024 đến tháng 6/2025) do UBND tỉnh là cơ quan chủ quản, Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc là cơ quan chủ trì thực hiện.

Mục tiêu của Đề tài nhằm đề xuất công nhận lưu hành đặc cách một số giống cây trồng đặc sản tại tỉnh Bắc Kạn để thuận lợi cho công tác quản lý, đưa các giống cây trồng đặc sản phục vụ sản xuất theo đúng quy định của pháp luật, thống nhất trong việc phát triển sản xuất, xác định vùng trồng phù hợp cũng như bảo tồn các loại giống cây trồng đặc sản, làm cơ sở nâng cao giá trị thương mại nông sản.

Trong đó, mục tiêu cụ thể là đề xuất được hồ sơ trình công nhận lưu hành đặc cách 9 giống cây trồng đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo quy định, trong đó bao gồm: Quýt Bắc Kạn, Cam sành Bắc Kạn, Hồng không hạt Bắc Kạn, Đào toáng, Nghệ vàng Bắc Kạn, lúa Khẩu Nua Lếch, lúa Khẩu Nua Lương, lúa Khẩu Nua Pái, lúa Nếp Tài, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển 9 giống cây trồng đặc sản được công nhận lưu hành đặc cách, thống nhất trong việc phát triển sản xuất.

Đề tài thực hiện điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất và xác định vùng trồng các giống cây trồng đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trong đó, đối với cây lúa sẽ thực hiện điều tra, đánh giá tình sản xuất, tiêu thụ các giống lúa tại các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Kạn; báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất và xác định vùng trồng các giống lúa nếp đặc sản, trong đó lúa Khẩu Nua Lếch tại huyện Ngân Sơn, Khẩu Nua Pái tại huyện Chợ Đồn, gạo Nếp Tài tại huyện Ba Bể, Khẩu Nua Lương tại huyện Bạch Thông.

Đối với cây ăn quả và cây trồng khác, thực hiện báo cáo đánh giá thực trạng sản xuất và xác định vùng trồng một số loại cây trồng đặc sản cây cam sành Bắc Kạn, Quýt Bắc Kạn tại huyện Bạch Thông, Hồng không hạt Bắc Kạn, Đào toáng tại huyện Chợ Đồn, Nghệ vàng Bắc Kạn tại huyện Ba Bể, huyện Ngân Sơn.

Cùng với đó là nghiên cứu đặc điểm nông sinh học một số giống cây trồng đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, bao gồm nghiên cứu đặc điểm nông sinh học một số giống lúa đặc sản được lựa chọn, mô tả đặc điểm hình thái của giống; nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống; phân tích đánh giá, tổng hợp các tính trạng phù hợp với đăng ký lưu hành.

Đề tài cũng thực hiện xây dựng hoàn thiện hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất đối với các giống cây trồng đặc sản trên địa bàn tỉnh, trong đó, phân tích các chỉ tiêu của mẫu lúa nếp đặc sản và đánh giá điều kiện tự nhiên của vùng trồng cho xây dựng quy trình sản xuất lúa theo VietGAP; đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên của vùng trồng cho xây dựng quy trình canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ đối với cây ăn quả và cây trồng khác; từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển các giống cây trồng đặc sản được công nhận lưu hành đặc cách, tổ chức hội thảo lấy ý kiến đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển các giống cây trồng đặc sản được công nhận, hỗ trợ vườn lưu mẫu bảo tồn giống cho các giống cây trồng đặc sản…/.

Hương Lan