PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

22/09/2022
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Những điều cần biết về bảo hiểm y tế hộ gia đình
Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách bảo hiểm của Đảng và Nhà nước, vì quyền lợi của người lao động và Nhân dân, được Nhà nước bảo hộ, do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện. BHYT hộ gia đình là chính sách an sinh xã hội để chăm sóc sức khỏe Nhân dân, do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

Tuyên truyền người dân tham gia chính sách BHYT 

I. NGƯỜI THAM GIA

Những người có tên trong Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú hoặc cùng đăng ký thường trú/tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật; chức sắc, chức việc, nhà tu hành; người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, trừ những người tham gia BHYT thuộc nhóm khác mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.

II. MỨC ĐÓNG HẰNG THÁNG

Mức lương

Người thứ                    cơ sở hiện hành             x 4,5% = 67.050 đồng/tháng

nhất = đóng:                    (1.490.000đ/tháng)                (804.600 đồng/năm)

Đặc biệt, Nhà nước có chính sách hỗ trợ mức đóng BHYT hộ gia đình cho các thành viên cùng tham gia trong năm tài chính, cụ thể như sau:

Người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở = 67.050 đ/tháng

Người thứ 2 đóng 70% mức đóng của người thứ nhất = 46.935 đ/tháng (= 563.220 đồng/năm)

Người thứ 3 đóng 60% mức đóng của người thứ nhất = 40.230 đ/tháng (= 482.760 đồng/năm)

Người thứ 4 đóng 50% mức đóng của người thứ nhất = 33.525 đ/tháng (= 402.300 đồng/năm)

Người thứ 5 trở đi đóng 40% mức đóng của người thứ nhất = 26.820 đ /tháng (= 321.840 đồng/năm)

III. PHƯƠNG THỨC ĐÓNG

 

Người tham gia được lựa chọn đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần thông qua tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH.

IV. QUYỀN LỢI VÀ MỨC HƯỞNG 

1. Quyền lợi: Được cấp thẻ BHYT; được chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB) trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT; được lựa chọn và thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu vào tháng đầu mỗi quý; được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT. 

2. Mức hưởng:

Trường hợp cấp cứu: Được hưởng KCB BHYT tại các cơ sở KCB BHYT và phải xuất trình các giấy tờ theo quy định trước khi ra viện. 

KCB BHYT đúng tuyến: Trong các trường hợp sau sẽ được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng: KCB đúng nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ; chuyển tuyến KCB BHYT theo đúng quy định. 

Tỷ lệ hưởng 100% tổng chi phí KCB: Khi đi KCB tại tuyến xã. Nếu chi phí KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở (1.490.000 đồng/tháng) tại thời điểm đi KCB. Khi có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến. 

Tỷ lệ hưởng 80% tổng chi phí KCB: Các trường hợp khác. 

KCB BHYT không đúng tuyến: Trường hợp không có Giấy chuyển tuyến, mà xuất trình đầy đủ thủ tục KCB BHYT, được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi, mức hưởng và tỷ lệ hưởng theo quy định như sau: Tỷ lệ hưởng (chi phí KCB) 100% khi đi KCB ngoại trú, nội trú tại Bệnh viện tuyến huyện; nội trú tại Bệnh viện tuyến tỉnh; 40% chi phí KCB nội trú tại Bệnh viện tuyến Trung ương. 

KCB tại nơi đăng ký KCB ban đầu không đúng quy định: KCB ngoại trú được hưởng mức tối đa 0,15 lần mức lương cơ sở; KCB nội trú được hưởng mức tối đa 0,5 lần mức lương cơ sở. 

KCB tại cơ sở không ký hợp đồng KCB BHYT. 

Cơ sở KCB tuyến huyện: KCB ngoại trú, được hưởng mức tối đa 0,15 lần mức lương cơ sở; KCB nội trú, được hưởng mức tối đa 0,5 lần mức lương cơ sở. 

Cơ sở KCB tuyến tỉnh: KCB nội trú, được hưởng mức tối đa 1 lần mức lương cơ sở. 

Cơ sở KCB tuyến Trung ương: KCB nội trú, được hưởng mức tối đa 2,5 lần lương cơ sở. 

Các trường hợp đặc biệt khác theo phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT. 

Dữ liệu thẻ BHYT không được cung cấp hoặc cung cấp không chính xác về thông tin thẻ BHYT. 

Người bệnh không xuất trình được thẻ BHYT trước khi ra viện, chuyển viện trong ngày do tình trạng cấp cứu, mất ý thức hoặc tử vong hoặc bị mất thẻ nhưng chưa được cấp lại. 

Người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên, có số tiền cùng chi trả chi phí KCB đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, nhưng chưa được thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. 

V. LƯU Ý ĐỐI VỚI THẺ BHYT 

Đối với người tham gia lần đầu hoặc không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT. 

Xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID hoặc căn cước công dân gắn chíp khi KCB BHYT. 

Sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ và không sử dụng thẻ của người khác trong KCB. 

Gia hạn thẻ tại tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH để thẻ BHYT có giá trị sử dụng liên tục và không bị gián đoạn, trước khi thẻ BHYT hết hạn sử dụng. 

Hãy tham gia bảo hiểm y tế để được chia sẻ gánh nặng khi ốm đau, bệnh tật

 

 

Bích Huệ (tổng hợp)