Độ tương phản
Dự kiến, hội nghị trực tuyến sắp tới dự kiến tập trung vào chương trình nghị sự phát triển, bao gồm các sáng kiến trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số, tài chính khí hậu và năng lượng sạch cũng như những thách thức mà Nam Bán cầu hoặc các nước đang phát triển phải đối mặt. Hội nghị cũng sẽ thảo luận về cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng như xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas.
Trước đó, vào cuối Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Modi đã đề xuất tổ chức một cuộc họp trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo G20 trước khi Ấn Độ kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch. Ấn Độ đã gửi lời mời tham dự hội nghị trực tuyến này tới lãnh đạo các thành viên G20.
Cũng tại hội nghị ở New Delhi, Thủ tướng Modi đã bàn giao chức Chủ tịch G20 cho Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva. Brazil sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch G20 trong thời gian 1 năm, bắt đầu từ ngày 1/12/2023.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 7/11, Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar đã tiếp đón phái viên của các thành viên G20 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Ấn Độ (IICC) Yashobhoomi ở Dwarka, Delhi. Trong các cuộc trao đổi, Ngoại trưởng Jaishankar bày tỏ cám ơn các thành viên G20 đã ủng hộ Ấn Độ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch của nhóm này.
G20 đại diện cho khoảng 85% GDP toàn cầu, hơn 75% kim ngạch thương mại thế giới và 70% dân số trên Trái đất.
Các thành viên G20 bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Ả rập Xê út, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU)./.
Thế giới tuần qua: Hành động để đẩy lùi xung đột (10/12/2023)
Bước khởi đầu cho đạo luật đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (10/12/2023)
Trung Quốc, Hàn Quốc nới chính sách visa cho khách du lịch Việt Nam (10/12/2023)
Những nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ Nam Sudan trong năm 2024 (09/12/2023)
Kinh tế Nga sẽ tăng trưởng ít nhất 3,5% trong năm 2023 (08/12/2023)