Độ tương phản
Việc công bố phục vụ công tác điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân; làm căn cứ để các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh trên lưu vực sông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp với Kịch bản nguồn nước theo quy định.
Trên cơ sở thông tin, số liệu về hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến nguồn nước của các hồ chứa quan trọng, nguồn nước trên các tiểu lưu vực sông, trong các tầng chứa nước dưới đất, dự báo khí tượng, thủy văn trên lưu vực sông, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định khả năng nguồn nước trên lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng trong mùa cạn năm 2025 ở “Trạng thái bình thường".
Tuy nhiên, một số vùng, tiểu lưu vực sông vẫn còn có nguy cơ xuất hiện tình trạng thiếu nước cục bộ do thiếu hụt lượng mưa, lượng dòng chảy, năng lực lấy nước và số lượng của các công trình khai thác, công trình, hệ thống công trình thủy lợi còn thiếu, chưa đồng bộ.
Cụ thể đối với tỉnh Cao Bằng, nguy cơ thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp có thể xảy ra tại các huyện Nguyên Bình (các xã Triệu Nguyên, Yên Lạc, Vũ Minh, Minh Tâm); huyện Hòa An (các xã Đức Long, Đại Tiến, Hoàng Tung), huyện Quảng Hoà (xã Hồng Quang); huyện Hoà An (các xã Nước Hai, Bạch Đằng); huyện Trùng Khánh (xã Cao Chương) và thành phố Cao Bằng (xã Vinh Quang).
Trong đó, đặc biệt khả năng cao xảy ra nguy cơ thiếu nước sinh hoạt tại vùng Lục Khu của huyện Hà Quảng (gồm các xã Lũng Nặm, Tổng Cọt, Nội Thôn, Cải Viên, Thượng Thôn, Mã Ba, Hồng Sỹ) và huyện Quảng Hòa (các xã Chí Thảo, Hồng Quang).
Bộ TN&MT đề nghị UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo khai thác hiệu quả nguồn nước hồ Bản Chang để giảm thiểu ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước (Ảnh: Hồ Bản Chang, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn)
Đối với tỉnh Bắc Kạn, nguy cơ thiếu nước cho sản xuất cho nông nghiệp có thể xảy ra tại huyện Na Rì (các xã Xuân Dương, Lương Thượng).
Đối với tỉnh Lạng Sơn, nguy cơ thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp có thể xảy ra tại các huyện Tràng Định (xã Tri Phương); huyện Văn Lãng (các xã Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt); huyện Bình Gia (xã Hoàng Văn Thụ) và thành phố Lạng Sơn (các xã Hoàng Đồng, Mai Pha, Quảng Lạc).
Để giảm thiểu nguy cơ có thể xảy ra thiếu nước, ưu tiên đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt trên lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng trong mọi tình huống, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh trên lưu vực sông, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, chỉ đạo việc chủ động lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo nhu cầu sử dụng nước bình thường của từng ngành, lĩnh vực và địa phương. Tuy nhiên, các kế hoạch sử dụng nước phải lập trên nguyên tắc tiết kiệm nước, tránh thất thoát, lãng phí, dự phòng nguy cơ xảy ra thiếu nước trong các tháng cuối mùa cạn, đặc biệt là các địa phương có nguy cơ xảy ra thiếu nước.
UBND các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy trình vận hành công trình thủy lợi bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu, chống thất thoát, lãng phí nước và bảo đảm lưu thông của dòng chảy trong hệ thống công trình, ô nhiễm nguồn nước. Xây dựng, nâng cấp hệ thống dẫn nước từ các hồ chứa thủy lợi, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn nước, tránh thất thoát, lãng phí; đối với các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ chỉ điều tiết nước cho hoạt động tưới khi thực sự có nhu cầu. Rà soát, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng các mô hình tưới tiết kiệm, đặc biệt đối với các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước tại tiểu vùng Mo Pia và tiểu lưu vực sông Bắc Giang, trong đó ưu tiên cấp nước sinh hoạt, nước tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao, chuyển diện tích trồng lúa sang các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước.
Xây dựng các công trình điều tiết, trữ nước trong quy hoạch về tài nguyên nước và các quy hoạch khác có liên quan, ưu tiên các tiểu vùng có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước (tiểu lưu vực sông Bắc Giang thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn; tiểu vùng Mo Pia thuộc tiểu lưu vực sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn).
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với một số dòng chính chảy qua khu đô thị, khu công nghiệp như sông Bằng Giang đoạn chảy qua thành phố Cao Bằng, thị trấn Nước Hai, sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn, thị trấn Cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng,... và các đoạn sông bị ô nhiễm do các hoạt động khai thác khoáng sản (sông Hiến).
Trong đó, đối với UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo khai thác hiệu quả nguồn nước hồ Bản Chang để giảm thiểu ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước; ưu tiên xây dựng các công trình điều tiết, tích trữ nước ở vùng khan hiếm nước, khó khăn nguồn nước các xã Xuân Dương, Lương Thượng thuộc huyện Na Rì…/.
Công bố Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên Lưu vực sông Hồng - Thái Bình (01/02/2025)
Phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích Dự án Mầm non Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (27/12/2024)
Công bố kết quả “Kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước tỉnh Bắc Kạn” (17/12/2024)
Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án mầm non Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (20/11/2024)
Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án xây dựng sân vận động huyện Bạch Thông (11/11/2024)