Độ tương phản
Nội dung Kịch bản đánh giá hiện trạng nguồn nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình, dự báo xu thế diễn biến mưa, dòng chảy, lượng nước tích trữ trong các hồ chứa nước lớn, quan trọng, mực nước trong các tầng chứa nước trong kỳ công bố Kịch bản nguồn nước, đồng thời phân tích nhu cầu khai thác nguồn nước, trên cơ sở đó khuyến nghị về khai thác, sử dụng nguồn nước nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước...
Trên cơ sở kết quả dự báo xu thế diễn biến nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất, khí tượng, thủy văn trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình, nhu cầu sử dụng nước, yêu cầu về nguồn nước trên lưu vực phục vụ cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, thủy điện, công nghiệp và các yêu cầu về đảm bảo an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng trong kỳ công bố Kịch bản cho thấy, về tổng thể nguồn nước các hồ chứa lớn, quan trọng, nguồn nước trên các lưu vực sông, tiểu lưu vực sông cơ bản ở trạng thái bình thường, lượng nước vẫn có thể khai thác đảm bảo đủ cho các nhu cầu sinh hoạt, an sinh xã hội; đảm bảo đầy đủ lượng nước cho các ngành kinh tế, bảo vệ môi trường.
Tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô (Ảnh: Một đoạn sông Cầu chảy qua thành phố Bắc Kạn)
Tuy nhiên, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguồn nước trên lưu vực trong kỳ công bố Kịch bản không phải là “dồi dào” và vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước nếu không khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Một số tiểu vùng, tiểu lưu vực, một số xã, huyện thuộc các địa phương như Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang và Bắc Giang vẫn có khả năng xảy ra thiếu nước cục bộ và nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ có khả năng thiếu nước ở các tiểu vùng là năng lực lấy nước và số lượng của các công trình khai thác, công trình, hệ thống công trình thủy lợi còn thiếu, chưa đồng bộ.
Đối với việc sử dụng nguồn nước trong thời kỳ đổ ải (tháng 1, 2 năm 2025) và sau thời kỳ đổ ải (tháng 3, 4, 5, 6 năm 2025), mặc dù năm 2025, nguồn nước ở trạng thái bình thường, tuy nhiên, nếu lượng nước xả từ các hồ chứa phục vụ đổ ải lớn và nhu cầu nước phục vụ phát điện tăng cao so với dự kiến lên mức tương đương trung bình giai đoạn 2015 - 2024 trở lên hoặc trong các tháng có nguy cơ xảy ra nắng nóng (các tháng 4, 5, 6 năm 2025) xảy ra thiếu hụt các nguồn điện khác thì nguồn nước của 7 hồ chứa (Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Chát, Huội Quảng) có nguy cơ không đáp ứng đầy đủ lượng nước cho các nhu cầu dùng nước ở hạ du.
Để giảm thiểu nguy cơ có thể xảy ra thiếu nước, đặc biệt là ưu tiên đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình trong mọi tình huống, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh trên lưu vực sông, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao chỉ đạo việc chủ động lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo nhu cầu sử dụng nước bình thường của từng ngành, lĩnh vực và địa phương.
UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi để lấy nước phục vụ đổ ải và tưới dưỡng theo đúng kế hoạch lấy nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo, hạn chế tối đa phát sinh các nhu cầu lấy nước gia tăng ngoài các đợt lấy nước tập trung. Tiếp tục rà soát khả năng, đánh giá hiệu quả lấy nước của các công trình thủy lợi; tăng cường sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi có hiệu quả lấy nước kém; lắp đặt khẩn cấp các trạm bơm dã chiến để chủ động vận hành trường hợp nguồn nước khó khăn.
Các kế hoạch sử dụng nước phải lập trên nguyên tắc tiết kiệm nước, tránh thất thoát, lãng phí, dự phòng nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước trong các tháng cuối mùa cạn; đồng thời đảm bảo sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu, bảo đảm an ninh lương thực và bảo đảm an ninh năng lượng, an toàn hệ thống điện, dự phòng trường hợp xảy ra nắng nóng diện rộng các tháng 4, 5, 6 năm 2025 và giảm thiểu rủi ro nguy cơ thiếu hụt nguồn điện từ các nhà máy nhiệt điện trong bối cảnh tình hình cung cấp điện cho hệ thống điện miền Bắc và Quốc gia trong năm 2025 và các năm tới gặp nhiều khó khăn, do đó các hồ thủy điện (đặc biệt đối với các hồ thủy điện đa mục tiêu miền Bắc trên sông Đà) sẽ cần phải duy trì mực nước hồ để đảm bảo không bị suy giảm công suất phát điện đến cuối mùa cạn.
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao khả năng đảm bảo nước cho các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng; nâng cao hiệu quả sử dụng nước, hạn chế thất thoát, lãng phí nước.
Đối với các vùng có nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp do thiếu hạ tầng, thiếu công trình điều tiết, tích trữ nước, nghiên cứu, đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng nước phù hợp với kịch bản nguồn nước đối với các vùng có nguy cơ xảy ra thiếu nước…/.
Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố Kịch bản nguồn nước (lần đầu) trên lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng (01/02/2025)
Phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích Dự án Mầm non Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (27/12/2024)
Công bố kết quả “Kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước tỉnh Bắc Kạn” (17/12/2024)
Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án mầm non Tân Lập, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (20/11/2024)
Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án xây dựng sân vận động huyện Bạch Thông (11/11/2024)