Độ tương phản
Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các hiệp hội và doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Thu Trang và lãnh đạo một số sở, ngành liên quan dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Kạn.
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bắc Kạn
Theo Bộ Ngoại giao, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, từng bước trở thành nhiệm vụ cơ bản, trung tâm, đóng góp tích cực vào các kết quả phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế được mở rộng. Ngoại giao kinh tế đóng góp trực tiếp vào các kết quả tích cực của kinh tế đối ngoại và hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế; đồng thời tích cực hỗ trợ xúc tiến, quảng bá, tháo gỡ rào cản thương mại, thúc đẩy các hướng đi mới, mở rộng thị trường cho các ngành, lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp.
Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các hiệp hội, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đã triển khai công tác ngoại giao kinh tế một cách toàn diện, đi vào chiều sâu, thực chất, mở ra các hướng đi mới mang tính đột phá, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những phát biểu, góp ý sát thực tế, thể hiện trí tuệ, tầm nhìn trong quá trình lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ ngoại giao kinh tế của các bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng khẳng định, ngoại giao kinh tế là một động lực quan trọng và luôn càn được làm mới; đặc biệt là các động lực chính như xuất khẩu, thu hút đầu tư. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần bám sát điều kiện thực tế để triển khai hiệu quả, đặc biệt là cần thúc đẩy ký kết và tập trung tháo gỡ các khuôn khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư và xuất khẩu.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nêu rõ một số hạn chế trong ngoại giao kinh tế còn tồn tại, điển hình như việc đánh giá về thị trường, đối tác chưa rõ ràng và kịp thời; chưa xác định được các trọng điểm, trọng tâm; việc linh hoạt thích ứng chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trước bối cảnh diễn biến thị trường. Cùng với đó, các hoạt động quảng bá, phát triển thị trường, thương hiệu vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Trong quan hệ ngoại giao kinh tế, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; thực sự sâu sát, trách nhiệm; hướng tới sự hợp tác chân thành, bền vững, tin cậy và tạo lòng tin với các đối tác, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.../.
Hàng Việt chiếm ưu thế thị trường Tết (16/01/2025)
Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (09/01/2025)
Năm 2025, tốc độ tăng trưởng nông lâm nghiệp và thủy sản phấn đấu đạt 4,3% trở lên (06/01/2025)
Năm 2025, trồng mới 3.500 ha rừng (03/01/2025)
Bắc Kạn quan tâm xây dựng chính sách đất đai ở địa phương (03/01/2025)