Độ tương phản
Những năm qua, tại xã Vũ Muộn, các chính sách dân tộc được quan tâm thực hiện. Năm 2022, xã triển khai thực hiện dự án chăn nuôi dê sinh sản thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại thôn Tốc Lù với 9 hộ tham gia. Năm 2023, xã triển khai 5 dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi, gồm 2 dự án chăn nuôi dê sinh sản với quy mô 24 hộ dân tham gia; dự án chăn nuôi bò sinh sản với 18 hộ dân tham gia; dự án trồng cây lê VH6 với quy mô 3,6 ha, 27 hộ tham gia; dự án trồng lạc đỏ với quy mô 5,15 ha, 50 hộ tham gia. Năm 2024, xã triển khai dự án trồng cây lê thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi với quy mô gần 6 ha, 34 hộ tham gia. Những hộ dân thực hiện các dự án đều là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, dân tộc thiểu số.
Các Chương trình MTQG cùng một số chương trình, dự án khác được triển khai có hiệu quả đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Tỷ lệ hộ nghèo của xã Vũ Muộn đã giảm từ 34,09% năm 2019 xuống còn 19,04% năm 2023.
Cùng với Vũ Muộn, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bạch Thông đều nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước để triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc tại địa phương. Triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG với kinh phí được giao từ năm 2021 - 2024 trên 291,6 tỷ đồng, huyện Bạch Thông đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa nhà tạm, giảm nghèo, phát triển giáo dục, văn hóa, thông tin, chăm sóc sức khỏe Nhân dân…
Từ nguồn vốn Chương trình 135, trong 2 năm 2019 - 2020, huyện thực hiện xây dựng mới, sửa chữa 50 công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, nhà văn hóa; triển khai thực hiện 15 dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn.
Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016, toàn huyện đã có 66 hộ khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất với tổng dư nợ 3,3 tỷ đồng; 128 hộ được hỗ trợ chuyển đổi nghề với kinh phí gần 700 triệu đồng; 14 hộ được hỗ trợ đất sản xuất với kinh phí trên 141 triệu đồng; 357 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt với kinh phí trên 600 triệu đồng.
Chính sách đối với người uy tín được triển khai đầy đủ, kịp thời đã tạo điều kiện cho người có uy tín phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân các dân tộc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ năm 2019 đến nay, toàn huyện đã có hàng trăm lượt người có uy tín tiêu biểu có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực được các cấp khen thưởng.
Các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện hiệu quả đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển. Đến nay, bình quân lương thực đầu người của huyện đạt trên 600 kg/người/năm; toàn huyện có 41 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao; 100% xã có đường ô tô từ huyện đến trung tâm xã được cứng hóa; có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 18 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới; 96% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Hệ thống trường, lớp học được đầu tư xây dựng, đã có 22/30 trường học đạt chuẩn quốc gia. Huyện duy trì và giữ vững công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; đạt phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập xóa mùa chữ; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, THCS các năm đều đạt 100%. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đa chiều của huyện giảm từ 30,9% năm 2021 xuống còn 20,15% năm 2023; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2023 đạt 40 triệu đồng/người/năm.
Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông Hà Kim Oanh khẳng định, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Bạch Thông đã quan tâm thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh nói chung và công tác dân tộc, chính sách dân tộc nói riêng. Thông qua hoạt động tuyên truyền và triển khai thực hiện chính sách, Nhân dân các dân tộc thiểu số tin tưởng, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đoàn kết, hăng hái thi đua lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sống và có nhiều đóng góp cho cộng đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá; lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực; bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân trên địa bàn huyện không ngừng được cải thiện, nâng cao; quốc phòng, an ninh được củng cố và giữ vững./.
Ngân Sơn đạt nhiều kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 (01/01/2025)
Chợ Mới quan tâm thực hiện chuyển đổi số (01/01/2025)
Người dân thôn Tà Han bốc thăm vị trí nhà ở mới tại Khu tái định cư (30/12/2024)
Chợ Mới: Hết năm 2025, xóa 279 nhà tạm, nhà dột nát (28/12/2024)
Chợ Mới chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng (27/12/2024)