Độ tương phản
Theo đó, đối với năm 2023, IEA đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ từ mức 2,3 triệu thùng/ngày lên mức 2,4 triệu thùng/ngày và tiến gần hơn đến dự báo 2,5 triệu thùng/ngày của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Trong năm 2024, IEA đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ lên 930.000 thùng/ngày từ 880.000 thùng/ngày do kỳ vọng lãi suất cắt giảm và giá dầu giảm trong khoảng thời gian gần đây.
IEA cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 2,4 triệu thùng/ngày trong năm nay - cao hơn dự báo tháng trước - lên mức trung bình hàng năm kỷ lục 102 triệu thùng/ngày. Mức tiêu thụ kỷ lục của Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 75% mức tăng, trong khi việc sử dụng nhiên liệu của Mỹ đã thúc đẩy mức tăng dự báo.
IEA cho rằng, thị trường dầu sẽ chuyển sang trạng thái dư cung vào đầu năm 2024, sau khi duy trì ở trạng thái “thâm hụt đáng kể” đến hết năm nay nhờ các mức cắt giảm nguồn cung tự nguyện từ Ả rập Xê út và Nga.
Trong báo cáo hàng tháng của mình, IEA cho biết ở thời điểm hiện tại, khi nhu cầu vẫn cao hơn các nguồn cung sẵn có giữa lúc Bắc bán cầu đang bước vào mùa Đông, thì cán cân trên thị trường dầu vẫn sẽ dễ bị “tổn thương” bởi các nguy cơ kinh tế và địa chính trị ngày càng gia tăng.
Giá dầu Brent Biển Bắc đã giảm xuống mức 82 USD/thùng từ mức cao nhất trong năm nay là 98 USD vào tháng 9. Mối lo ngại về tăng trưởng kinh tế và nhu cầu đã gây áp lực lên giá cả, bất chấp ảnh hưởng của việc OPEC và các đối tác, hay còn gọi là OPEC+ cắt giảm nguồn cung, cũng như xung đột tại Trung Đông.
Trước đó, OPEC ngày 13/11 nhận định, các yếu tố cơ bản của thị trường dầu mỏ vẫn mạnh mẽ và cho rằng giá dầu giảm gần đây là do các nhà đầu cơ. OPEC đã nâng nhẹ dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 2,5 triệu thùng/ngày trong năm 2023, so với dự báo trước đó do OPEC đưa ra là 2,44 triệu thùng/ngày. Cũng theo báo cáo của OPEC, nhu cầu dầu thô toàn cầu dự kiến sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong năm 2024, không thay đổi so với dự báo được đưa ra trong báo cáo tháng trước.
Đây là bản báo cáo mới nhất trước thềm cuộc họp cấp Bộ trưởng các nước thành viên OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 26/11 tới đây. Kể từ tháng 11/2022, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày (tương đương khoảng 2% nhu cầu thế giới) nhằm hỗ trợ thị trường năng lượng toàn cầu. Sau đó, OPEC+ tiếp tục kêu gọi duy trì chính sách cắt giảm của nhóm cho đến cuối năm 2024.
Những năm gần đây, OPEC và IEA thường có những quan điểm khác nhau về những vấn đề như triển vọng nhu cầu dài hạn và sự cần thiết của việc đầu tư vào các nguồn cung mới. IEA cho rằng nhu cầu sẽ tăng chậm lại trong năm 2024, khi giai đoạn phục hồi kinh tế cuối cùng sau đại dịch COVID-19 dần tiến đến hồi kết, hiệu suất sử dụng năng lượng gia tăng, và xe điện được sử dụng rộng rãi hơn./.
Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió (03/01/2025)
Thế giới tuần qua: Thúc đẩy hòa bình và vượt qua sự chia rẽ (01/01/2025)
Biến 2025 thành một "khởi đầu mới" cho tương lai tốt đẹp hơn (01/01/2025)
Quan hệ Mỹ - Panama căng thẳng vì tranh cãi phí qua kênh đào (23/12/2024)
Cơ chế hoạt động của vaccine ngừa ung thư Enteromix của Nga (21/12/2024)