Độ tương phản
Đến nay, ngành Y tế được phân bổ 808.672 liều vắc xin phòng Covid-19 và đã tiêm được 829.199 mũi. Trong số đó, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 1/số người có mặt tại địa phương đạt 98,58%; mũi 2 đạt 96,37%; mũi 3 đạt 96,6%; mũi 4 đạt 97,23%.
Đối với người từ 12 đến 17 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi 1/số người đủ điều kiện tiêm đạt 99,37%; mũi 2 đạt 97,37%; mũi 3 đạt 85,92%. Trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi 1/số đủ điều kiện tiêm mũi 1 đạt 93,38%; mũi 2 đạt 92,63%. Hiện tại, tỉnh đã hết vắc xin phòng Covid-19.
Cả tỉnh có 3 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Đối với các dịch bệnh khác, theo thống kê trong ngày 17/1, có 14 người nghi mắc cúm, trong đó 9 người đang điều trị tại cơ sở y tế, người bệnh có sức khỏe ổn định. Ngoài ra, không phát hiện ca bệnh, ổ dịch bệnh truyền nhiễm khác trên địa bàn tỉnh.
Cùng với công tác phòng chống Covid-19, các cơ sở y tế cũng chủ động kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm khác như cúm mùa, sởi/rubella. Vừa qua, trên địa bàn tỉnh có trường hợp mắc bệnh dại và đã tử vong do không được tiêm vắc xin. Trước sự nguy hiểm của bệnh dại, hiện các cơ sở y tế đang phối hợp các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về bệnh dại và biết cách phòng chống. Các cơ sở khám, chữa bệnh tập trung tư vấn, tuyên truyền cho người dân hiểu được nguy cơ khi bị chó, mèo cào, cắn... để được tư vấn, tiêm vắc xin phòng dại kịp thời; đồng thời sẵn sàng các điều kiện đảm bảo công tác tiêm phòng bệnh dại cho người có nguy cơ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát bệnh dại trên người trong phạm vi toàn tỉnh.
Để phòng chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm; diệt chó chạy rông, chó vô chủ; không nên đùa nghịch vật nuôi.
Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có). Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương. Đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời vì chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa…/.
Xử lý, khắc phục và đảm bảo công tác thu gom vận chuyển, xử lý rác sau cơn bão số 3 (16/09/2024)
Phối hợp quản lý nhà nước về hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tư nhân (15/09/2024)
Chăm lo hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 gây ra (13/09/2024)
Ngành Ngân hàng triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng sau cơn bão số 3 (13/09/2024)
Tiếp nhận 15 tấn gạo ủng hộ Nhân dân khắc phục thiên tai (12/09/2024)