Độ tương phản
Chú trọng chất lượng, có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của từng lĩnh vực công tác pháp chế
Đề cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chuyên môn trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá sự cần thiết, phù hợp về thẩm quyền quy định từng nội dung trong văn bản. Rà soát, đối chiếu nội dung của dự thảo văn bản với các quy định của pháp luật có liên quan, tránh tình trạng sao chép lại, mâu thuẫn với văn bản cấp trên. Đánh giá tính khả thi, sự phù hợp với thực tế địa phương, đảm bảo mục tiêu ban hành văn bản. Chủ động triển khai, xây dựng kịp tiến độ theo yêu cầu các văn bản quy định chi tiết được giao. Chú trọng thực hiện rà soát thường xuyên, tham mưu xử lý kịp thời các văn bản mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản cấp trên hoặc không còn phù hợp với thực tế. Nắm bắt tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật địa phương, hướng dẫn, giải quyết kịp thời vướng mắc trong triển khai thi hành.
Nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật để tạo kênh tuyên truyền tiết kiệm, hiệu quả, hấp dẫn, với phương châm lấy người dân làm trung tâm. Chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, đối tượng đặc thù, người yếu thế bằng hình thức phù hợp.
Thường xuyên theo dõi việc triển khai thực hiện, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật, tình hình thi hành pháp luật tại địa phương, qua đó phản ánh đầy đủ, kịp thời với cơ quan có thẩm quyền các vướng mắc trong việc triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương.
Quan tâm bố trí nhân lực, kinh phí thực hiện công tác pháp chế
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trên cơ sở phạm vi, yêu cầu quản lý và biên chế được giao bố trí nhân lực làm công tác pháp chế trong Văn phòng (nếu cơ quan chuyên môn có Văn phòng) hoặc phòng chuyên môn, nghiệp vụ (nếu cơ quan chuyên môn không có Văn phòng). Trường hợp các cơ quan chuyên môn không có Văn phòng mà nhiệm vụ công tác pháp chế đang được giao cho tổ chức khác không phải là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện thì trước ngày 2/7/2025 phải sắp xếp, giao cho phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện.
Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh căn cứ vào yêu cầu công tác pháp chế, tham mưu bộ phận pháp chế hoặc bố trí viên chức thực hiện công tác pháp chế.
Chú trọng kiện toàn, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của người làm công tác pháp chế theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu công việc.
Bố trí kinh phí để thực hiện công tác pháp chế theo quy định, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện chế độ hỗ trợ cho người làm công tác pháp chế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Đổi mới cách thức thực hiện công tác pháp chế
Thủ trưởng các cơ quan phân công nhiệm vụ cụ thể, tạo sự theo dõi có hệ thống đối với từng lĩnh vực của công tác pháp chế. Trên cơ sở tính chất, yêu cầu của công tác pháp chế, năng lực, nhiệm vụ của công chức làm công tác pháp chế, ban hành cơ chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các phòng, đơn vị với sự tham gia tích cực, trung tâm của công chức làm công tác pháp chế./.
HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết phương án vay, trả nợ đối với Dự án Kè chống sạt lở ứng phó biến đổi khí hậu (04/02/2025)
Tăng cường theo dõi tình hình thi hành pháp luật và thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh (24/01/2025)
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trợ giúp pháp lý trong năm 2025 (24/01/2025)
Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh Bắc Kạn hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2024 (21/01/2025)
Điểm thông tin chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND tỉnh trong tuần, từ 13/1 - 17/1/2025 (20/01/2025)