Độ tương phản
Một trong những ngôi nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Chợ Đồn
Trong tổng số 3.986 hộ làm mới nhà ở có 158 đối tượng người có công với cách mạng; 141 hộ thuộc đối tượng theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; 1.083 hộ thuộc đối tượng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 2.604 hộ thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại (ngoài 3 đối tượng trên).
Trong số 730 hộ sửa chữa có 100 hộ người có công với cách mạng; 22 hộ thuộc đối tượng theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; 1 hộ thuộc đối tượng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 607 hộ thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại (ngoài 3 đối tượng trên).
Triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Hoàng Duy Chinh yêu cầu việc hỗ trợ nhà ở cho người dân là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc theo phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hỗ trợ, Nhân dân làm chủ”, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ để cùng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên tinh thần “ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều”, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
Việc hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng theo thứ tự ưu tiên: Hộ gia đình người có công với cách mạng; hộ gia đình cựu chiến binh nghèo, cận nghèo; hộ nghèo, hộ cận nghèo nhà không thể ở được; hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc địa bàn các xã trong kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới; hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại.
Thống nhất một mức hỗ trợ đối với tất cả các đối tượng (trừ đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội - không có khả năng đối ứng) là 60 triệu đồng/hộ khi xây mới và 30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa.
Nhà ở của các hộ gia đình sau khi được hỗ trợ phải đảm bảo tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và sử dụng đảm bảo từ 20 năm trở lên, tránh được tác động xấu của khí hậu, thời tiết. Các hộ gia đình có thể sử dụng các mẫu thiết kế điển hình do Sở Xây dựng ban hành hoặc tham khảo các mẫu nhà ở truyền thống, thông dụng tại địa phương để lựa chọn quy mô và hình thức nhà ở phù hợp hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.
Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và Nhân dân cùng làm theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ trực tiếp một phần vốn, hỗ trợ vay vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở hoặc chính quyền địa phương tổ chức làm nhà ở cho hộ gia đình.
Hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ thuộc diện được hỗ trợ (bằng tiền hoặc nhà ở theo đăng ký của các hộ được hỗ trợ) bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân./.
[Infographics]: Mốc thời gian hoàn thành công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 (28/03/2025)
Khi cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc (27/03/2025)
Bắc Kạn còn thiếu hơn 127 tỷ đồng để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 (27/03/2025)
Sở Tài chính đề nghị các địa phương ưu tiên bố trí kinh phí triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn (20/03/2025)
Thư kêu gọi tham gia ủng hộ xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (14/03/2025)