PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

20/12/2024
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi trước, trong và sau Tết Nguyên đán
Trong năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, như bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục, Dại…, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi gây tổn thất lớn về kinh tế đối với người chăn nuôi lợn.

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

Kết quả giám sát chủ động của cơ quan chuyên môn cho thấy, các loại mầm bệnh hiện còn lưu hành ở nhiều địa phương với tỷ lệ tương đối cao, do đó, nguy cơ dịch bệnh xảy ra trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 là rất lớn, đặc biệt khi thời tiết thay đổi bất lợi, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, lây lan và gây bệnh; việc vận chuyển, giết mổ động vật, các sản phẩm động vật gia tăng mạnh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội đầu năm 2025; tổng đàn gia súc, gia cầm sẽ tăng cao sau Tết Nguyên đán để tái đàn; việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chế ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ...


Người dân xã Nghiên Loan (Pác Nặm) chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi

Để chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm có khả năng xảy ra trên diện rộng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các sở, ngành và chính quyền các cấp không chủ quan, không lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chú trọng rà soát, tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi, trong đó chú ý tiêm phòng đầy đủ đối với các bệnh Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Dại,... tại các khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao, địa phương có nguy cơ bị ảnh hưởng do rét đậm, rét hại.

Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới phát sinh; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định hiện hành.

Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt trong công tác kiểm dịch gia súc, gia cầm làm giống và tổ chức ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào tỉnh.

Đối với người chăn nuôi, cần thực hiện tốt “5 không”, cụ thể: Không dấu dịch; không mua gia súc, gia cầm mắc bệnh, sản phẩm gia súc, gia cầm mắc bệnh; không bán chạy gia súc, gia cầm mắc bệnh; không chăn thả rông, không tự vận chuyển gia súc, gia cầm mắc bệnh ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc, gia cầm mắc bệnh bừa bãi ra môi trường. Cùng với đó, chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi./.

BH