Độ tương phản
Báo động vấn nạn “hộ chiếu vaccine” giả mạo
"Hộ chiếu vaccine" đang được xem là một trong những giải pháp giúp khơi thông du lịch, thương mại và vực dậy các nền kinh tế trên thế giới, nhưng vấn đề này lại làm gia tăng vấn nạn "hộ chiếu vaccine" giả.
Việc làm giả giấy chứng nhận tiêm chủng bùng phát vài tuần gần đây sau khi có nhiều tin tức cho rằng thẻ tiêm chủng có thể sớm trở thành yêu cầu bắt buộc nếu muốn đi lại bằng đường hàng không hoặc tham gia các sự kiện. Các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo, các "hộ chiếu vaccine" đang được bày bán tràn lan trên mạng với mức giá "bèo bọt", làm dấy lên lo ngại về mức độ đáng tin cây của những chứng nhân tiêm chủng này.
Tuần trước, 45 quan chức tư pháp hàng đầu tại Mỹ đã ký bức thư kêu gọi những người đứng đầu các trang Twitter, eBay và Shopify khẩn trương hành động nhằm ngăn chăn các nền tảng của họ bị lợi dụng để bán các tấm thẻ vaccine ngừa COVID-19 giả mạo. Bức thư nêu rõ viêc tiếp thị và lừa đảo bán các tấm thẻ vaccine ngừa COVID-19 giả mạo có thể đe dọa sức khỏe của cộng đồng, kìm hãm những bước tiến trong viêc bảo vệ người dân khỏi bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 và vi phạm luât pháp của nhiều bang.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã kêu gọi người dân không đăng các bức ảnh của các tấm thẻ tiêm chủng trên truyền thông xã hội, cảnh báo các thông tin này có thể bị kẻ xấu lợi dụng để làm giả các tài liêu tiêm chủng. Theo các chuyên gia, ngày nay viêc làm giả các tài liêu đã trở nên "quá dễ dàng", đặc biêt với các công cụ chỉnh sửa hiên đại.
Các chuyên gia cho rằng để tránh bị làm giả, các tấm thẻ tiêm chủng nên chứa mã bảo mật trong tem QR. Sau khi được quét, các mã QR sẽ hiên lên thông tin vaccine cũng như tên chủ sở hữu - được đối chiếu với các giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này cho hoạt đông đi lại quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải sẵn sàng chia sẻ dữ liệu.
Hơn 100 quốc gia đã nhận được vaccine ngừa COVID-19 nhờ COVAX
Hơn 100 quốc gia đã nhận được vaccine ngừa COVID-19 nhờ COVAX - cơ chế đoàn kết quốc tế do Liên hợp quốc và các đối tác thiết lập nhằm bảo đảm phân phối vaccine nhanh chóng, công bằng, an toàn và hiệu quả trên khắp thế giới.
42 ngày sau khi gửi vaccine đầu tiên đến quốc gia thụ hưởng đầu tiên - Ghana, COVAX đã cho phép hơn 38 triệu liều được gửi tới 102 nền kinh tế trên thế giới, 61 trong số đó là nước có thu nhập thấp. Vaccine được vận chuyển bao gồm những vaccine do Phòng thí nghiệm AstraZeneca, Pfizer-BioNTech và Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất. Mặc dù dự trữ vaccine giảm trong tháng 3 và tháng 4, nhưng COVAX cho biết có thể cung cấp liều lượng cho tất cả các nền kinh tế có yêu cầu trước cuối tháng 6.
Khi thông báo về việc vượt qua bước quan trọng mang tính biểu tượng này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi các quốc gia, nhà sản xuất và hệ thống quốc tế, hợp lực để ưu tiên cung cấp vaccine thông qua COVAX. Về phần mình, Giám đốc Điều hành UNICEF Henrietta Fore đã kêu gọi triển khai khẩn cấp vaccine thông qua cơ chế đoàn kết này do sự xuất hiện của các biến thể COVID-19 trên khắp thế giới.
COVAX cần thêm 2 tỷ USD tài trợ trong năm nay để tài trợ và bảo đảm cung cấp 1,8 tỷ liều vaccine. Cơ chế này cũng đang hoạt động để bảo đảm nguồn cung cấp vaccine bổ sung dưới hình thức chia sẻ liều lượng từ các quốc gia có thu nhập cao hơn.
Về tình hình đại dịch COVID-19 trên thế giới, theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 11/4/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 135.882.742 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2.937.301 ca tử vong và 109.257.411 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 592.174 ca mắc và 9.538 ca tử vong mới vì đại dịch. Châu Âu hiện vẫn là điểm "nóng" nhất về tình hình dịch bệnh trên thế giới khi nhiều quốc gia tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới tăng cao kỷ lục trong ngày.
Nối lại đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran
Khách sạn Grand Hotel Wien ở Vienna, Áo, nơi diễn ra các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran. (Ảnh: AP)
Từ ngày 6 – 9/4, tại thủ đô Vienna (Áo), Ủy ban Hỗn hợp về Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) đã bắt đầu nối lại cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử được ký năm 2015 giữa Iran và các cường quốc.
Các bên còn lại tham gia thỏa thuận, gồm Trung Quốc, Nga, Đức, Pháp, Anh gặp gỡ trực tiếp với Iran, trong khi phía Mỹ tham gia gián tiếp. Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran và các biện pháp tuân thủ thỏa thuận hạt nhân là chủ đề hàng đầu của chương trình nghị sự tại cuộc gặp này.
Sau lần đàm phán này, các đại diện của Trung Quốc và Nga đánh giá những nỗ lực hiện nay nhằm đưa Iran và Mỹ quay lại thực thi JCPOA đã đạt tiến triển. Các bên tham gia cuộc họp đã nhất trí tiếp tục gặp nhau trong tuần tới. Trong khi đó, ngày 8/4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã hạ thấp kỳ vọng đối với những cuộc thảo luận tại Vienna về cách Washington và Tehran có thể quay trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.
Cả Mỹ và Iran đều không kỳ vọng các cuộc đàm phán hiện nay sẽ tạo bước đột phá. Cả chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo Iran đều nói rằng họ muốn hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề ngăn cản họ là việc ai sẽ thực hiện những bước đi đầu tiên - hay đưa ra những nhượng bộ trước - để đạt được mục tiêu này.
"Địa chấn" trong nền chính trị Singapore
Ngày 8/4, Phó Thủ tướng Singapore Vương Thụy Kiệt đã công bố quyết định từ chức lãnh đạo nhóm thế hệ thứ tư (4G) của đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền, mở đường cho việc lựa chọn một người trẻ hơn lãnh đạo đất nước khi Thủ tướng Lý Hiển Long nghỉ hưu.
Lý do Phó Thủ tướng Vương Thụy Kiệt đưa ra là những thách thức lớn và lâu dài của đại dịch COVID-19 cũng như vấn đề tuổi tác và đòi hỏi về công việc của người đứng đầu. Thủ tướng đầu tiên của Singapore lên nắm quyền khi 35 tuổi, người kế nhiệm ông là Goh Chok Tong ở tuổi 49 và Thủ tướng Lý Hiển Long ở tuổi 52. Vì vậy, Phó Thủ tướng Vương Thụy Kiệt, hiện 60 tuổi, cho rằng ông không còn đủ thời gian để chuẩn bị hành trang đảm nhận vị trí lãnh đạo đất nước.
Năm 2018, ông Vương Thụy Kiệt đã được các thành viên đảng PAP chọn là "nhân vật số một" và có khả năng trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí Thủ tướng thứ tư của Singapore khi Thủ tướng Lý Hiển Long nghỉ hưu. Quyết định này của ông có thể được coi là “cơn địa chấn” trong nền chính trị của Đảo quốc Sư tử vốn coi trọng tiền lệ, trong khi đây lại là diễn biến chưa từng có tiền lệ. Nó cũng tạo ra bước chuyển bất ngờ trên chính trường Singapore.
Hoàng tế Philip, phu quân của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, qua đời
Điện Buckingham thông báo, Hoàng tế Philip, Công tước xứ Edinburg, chồng Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã qua đời ngày 9/4, hưởng thọ 99 tuổi tại Lâu đài Windsor, chỉ chưa đầy một tháng kể từ khi ông xuất viện sau thời gian phải điều trị ở London do bị nhiễm trùng và phẫu thuật tim.
Từ chiều 9/4, hàng trăm người đã tập trung bên ngoài Lâu đài Windsor và Cung điện Buckingham để đặt hoa tưởng niệm Hoàng tế Philip. Cung điện và tất cả các tòa nhà chính phủ đều treo cờ rủ. Hoàng gia Anh đã mở sổ tang trực tuyến trên trang web để người dân có thể gửi lời chia buồn, và đề nghị người dân quyên góp từ thiện thay vì đặt hoa tưởng niệm.
Tang lễ của Hoàng tế Philip sẽ không theo nghi thức cấp nhà nước theo ý nguyện của ông. Công tước sẽ nằm tại Lâu đài Windsor trước khi tang lễ được cử hành tại Nhà nguyện Thánh George của lâu đài, tuân thủ quy định giãn cách xã hội. Ông sẽ được chôn cất tại Frogmore Gardens trong khuôn viên của Lâu đài Windsor.
Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, từ Mỹ, châu Âu, tới khối Thịnh vượng chung bao gồm cả Ấn Độ, Canada, Australia, New Zealand... đều bày tỏ lòng tiếc thương và chia buồn với Hoàng gia và người dân Anh về sự ra đi của Hoàng tế Philip.
Hoàng tế Philip kết hôn với Công chúa Elizabeth vào năm 1947, đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa Hoàng gia Anh trong thời kỳ hậu chiến sau khi bà trở thành Nữ hoàng vào năm 1952. Ông là phối ngẫu hoàng gia phục vụ lâu nhất trong lịch sử nước Anh. Năm 2017, ông dừng đảm nhiệm các nhiệm vụ hoàng gia chính thức.
Giao tranh đẫm máu tại Yemen khiến 53 tay súng thiệt mạng
Ngày 10/4, các quan chức quân đội ủng hộ Chính phủ Yemen cho biết cho cuộc giao tranh tại vùng Marib đã trở nên ngày càng ác liệt, với 53 tay súng thuộc các lực lượng ủng hộ chính phủ và lực lượng nổi dậy Houthi thiệt mạng trong 24 giờ qua.
Lực lượng Houthi hồi tháng 2 vừa qua đã phát động cuộc tấn công quy mô lớn nhằm giành quyền kiểm soát Marib - thành trì cuối cùng của quân đội chính phủ ở phía Bắc Yemen. Theo truyền thông địa phương, các cuộc giao tranh giữa hai bên khiến hàng chục người thiệt mạng.
Yemen bị sa lầy trong nội chiến kể từ cuối năm 2014, khi lực lượng Houthi giành quyền kiểm soát một số tỉnh miền Bắc Yemen và buộc chính phủ được quốc tế công nhận của Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi phải rời thủ đô Sanaa.
Liên minh Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã can thiệp quân sự tại Yemen từ năm 2015 để hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Hadi./.
Trung Quốc bắt đầu kỳ Xuân vận 2025: 9 tỷ lượt người di chuyển (14/01/2025)
Samsung dẫn đầu doanh số smartphone toàn cầu năm 2024 (14/01/2025)
Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió (03/01/2025)
Thế giới tuần qua: Thúc đẩy hòa bình và vượt qua sự chia rẽ (01/01/2025)
Biến 2025 thành một "khởi đầu mới" cho tương lai tốt đẹp hơn (01/01/2025)