Độ tương phản
Việc công bố này diễn ra trước thềm cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của WHO để quyết định liệu có nên duy trì mức cảnh báo tối đa đối với đại dịch COVID-19, vốn được đưa ra vào tháng 1/2020 khi bắt đầu đại dịch hay không. Quyết định cuối cùng thuộc về Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, và có thể được công bố sau vài ngày diễn ra cuộc họp nói trên.
Trong khi chờ đợi, WHO đã công bố kế hoạch chiến lược ứng phó với COVID-19 cho giai đoạn 2023 - 2025. Đây là kế hoạch thứ tư của WHO kể từ khi các ca bệnh đầu tiên được báo cáo vào cuối năm 2019 tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
Chiến lược mới sẽ duy trì 2 mục tiêu của kế hoạch trước đó, từng được đưa ra vào năm 2022, là giảm sự lây lan của dịch bệnh và điều trị để giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và hậu quả lâu dài. Tuy nhiên, kế hoạch mới bổ sung mục tiêu thứ 3 là "hỗ trợ các quốc gia khi họ chuyển từ ứng phó khẩn cấp sang quản lý, kiểm soát và phòng ngừa dịch COVID-19 một cách bền vững lâu dài hơn".
Theo WHO, việc tiếp tục nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 và tác động của nó là điều cần thiết. "Việc ứng phó với COVID-19 rất tốn kém, nhưng cái giá phải trả sẽ lớn hơn nếu chúng ta không xây dựng các khoản đầu tư đó bằng cách thực hiện cam kết bền vững đối với khoa học và sức khỏe cộng đồng", ông Tedros cảnh báo.
Tuần trước, WHO cho biết số ca tử vong do COVID-19 đã giảm 95% kể từ đầu năm nhưng cảnh báo rằng virus vẫn đang hoạt động. Theo WHO, các quốc gia sẽ phải học cách quản lý các tác động không khẩn cấp đang diễn ra của dịch bệnh này, bao gồm cả tình trạng hậu COVID-19./.
Trung Quốc bắt đầu kỳ Xuân vận 2025: 9 tỷ lượt người di chuyển (14/01/2025)
Samsung dẫn đầu doanh số smartphone toàn cầu năm 2024 (14/01/2025)
Thế giới năm 2024: Những điểm sáng giữa muôn vàn sóng gió (03/01/2025)
Thế giới tuần qua: Thúc đẩy hòa bình và vượt qua sự chia rẽ (01/01/2025)
Biến 2025 thành một "khởi đầu mới" cho tương lai tốt đẹp hơn (01/01/2025)