Độ tương phản
Trong năm 2022, thiên tai đã làm 96 nhà trên địa bàn huyện bị tốc mái, làm hư hỏng 754 tấm lợp, 88 tấm úp nóc, 414 m2 tôn; 35 hộ bị sạt taluy dương khoảng trên 7.150 m3 đất đá; trên 202 ha diện tích cây trồng, thủy sản bị ảnh hưởng; trên 46 ha lúa, rau màu, thuốc lá, thủy sản bị thiệt hại; 58 con gia súc bị chết rét; mưa lũ cũng đã làm trôi 2 đập, 1 phai tạm, sạt lở 50 điểm đường nội thôn, liên thôn… Ước tổng thiệt hại trên 3 tỷ đồng.
Ngay sau khi xảy ra thiên tai, công tác khắc phục hậu quả được huyện và các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo kịp thời theo phương châm “bốn tại chỗ”; chủ động huy động nguồn lực địa phương để giúp các hộ gia đình bị thiệt hại khắc phục; thông tuyến tạm thời đi lại cho Nhân dân tại các tuyến đường giao thông trên địa bàn quản lý. Công tác khắc phục cơ bản hoàn thành trong khoảng 3 - 5 ngày sau thiên tai xảy ra.
Tại Hội nghị tổng kết công tác PCTT - TKCN năm 2022 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023, đồng chí Hà Kim Oanh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bạch Thông nhận định, dự báo thiên tai năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, vì vậy, việc chuẩn bị kỹ cơ sở vật chất, phương tiện, chủ động các phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” là rất cần thiết để hạn chế những thiệt hại do các hình thức thời tiết cực đoan gây ra.
Để thực hiện tốt công tác PCTT - TKCN năm 2023, UBND huyện đã yêu cầu các đơn vị, ngành liên quan, các xã, thị trấn cập nhật bổ sung, hoàn thiện phương án chủ động phòng chống, ứng phó với thiên tai. Nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai, đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai. Thực hiện tốt phương châm “phòng ngừa là chính”, làm tốt công tác chuẩn bị “bốn tại chỗ” ở tất cả các cấp. Phát huy sức mạnh tổng hợp, công tác phối kết hợp của các lực lượng, xử trí nhanh, kịp thời các tình huống xảy ra trên địa bàn. Tăng cường vai trò chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét cao di rời đến nơi an toàn.
Cùng với đó, kiện toàn lại Ban Chỉ huy PCTT và TKCN từ huyện đến cơ sở, kiểm tra, rà soát các công trình phòng, chống lụt bão như kè chống xói lở bờ sông, suối, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống, ngập úng; cân đối bổ sung kinh phí tu sửa, nâng cấp, xây dựng, đảm bảo an toàn các công trình phòng, chống lụt bão năm 2023.
Đối với các xã, thị trấn yêu cầu tổ chức kiểm tra các công trình giao thông, thủy lợi, hộ dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ, dễ bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ quét (ven sông, suối, ven sườn đồi tầng đất mỏng dễ sạt lở…); cắm biển báo nguy hiểm ở khu vực này để người dân có ý thức chủ động phòng tránh. Tuyên truyền các hộ thường xuyên nắm bắt thông tin chương trình dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo của các cấp chính quyền để chủ động đối phó có hiệu quả.
Với sự tích cực, chủ động của huyện Bạch Thông trong công tác PCTT - TKCN sẽ góp phần hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành chức năng cần sự tham gia chủ động của người dân trong việc ứng phó nhằm giảm thiểu tác động của thiên nhiên trong mùa mưa bão năm nay./.
Pác Nặm đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân các dự án đầu tư công (29/05/2023)
Na Rì tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp (27/05/2023)
Chợ Đồn: Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế (26/05/2023)
Đồng chí Nguyễn Ngọc Cương được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Na Rì (24/05/2023)
Bạch Thông: Nhiều mục tiêu Nghị quyết đã hoàn thành chỉ sau nửa nhiệm kỳ (23/05/2023)