Độ tương phản
Các giải pháp đã phát huy hiệu quả
Con số này cao hơn nhiều so tỷ lệ đạt được của hết tháng 7/2023 là 23,33%. Điều này cho thấy, các giải pháp UBND ban hành, hoạt động của Tổ công tác thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, các ngành đã phát huy hiệu quả.
Sau khi đánh giá tình hình giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2023 thấp (khoảng 22,9%) so với kế hoạch giao, tại phiên họp UBND tỉnh tháng 6/2023, lãnh đạo UBND tỉnh đã chỉ đạo Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, dự án đầu tư ngoài ngân sách; ngay sau đó đã tổ chức các đoàn trực tiếp xuống các địa phương để thăm nắm tình hình, kịp thời chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện công tác giải ngân vốn đầu tư công. UBND tỉnh yêu cầu ngành chuyên môn, chủ đầu tư các công trình, dự án thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn và đẩy nhanh quyết toán dự án hoàn thành theo quy định. Nghiêm túc chế độ báo cáo theo định kỳ hằng tháng, thường xuyên cập nhật tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, kịp thời tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để có giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân…
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành chức năng đã tăng cường công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành để đẩy nhanh công tác giải ngân nguồn vốn. Tăng cường chỉ đạo kiểm tra các chủ đầu tư, đơn vị, địa phương sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định của hợp đồng, tạm ứng theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý việc sử dụng vốn tạm ứng không đúng quy định của chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị cung ứng. Thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư được bố trí kế hoạch vốn để thu hồi số vốn ứng trước khẩn trương phối hợp với Kho bạc Nhà nước triển khai các thủ tục thu hồi vốn ứng trước, hạch toán thanh toán cho các dự án theo quy định. Đối với vốn nước ngoài, các chủ đầu tư dự án đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ đề nghị rút vốn gửi Bộ Tài chính để thực hiện rút vốn theo quy định.
Các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể
Phấn đấu giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao
Mặc dù đã rất khẩn trương, chủ động đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, song trong quá trình triển khai thực hiện, Bắc Kạn còn gặp một số khó khăn nhất định. Là tỉnh miền núi, diện tích rừng và đất rừng chiếm tỷ lệ lớn, trong quá trình khảo sát, nghiên cứu lập dự án, tỉnh đều chỉ đạo các chủ đầu tư tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, tận dụng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên hiện có, hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và rừng sang mục đích khác. Tuy nhiên, trong quá trình đề xuất thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng đường giao thông không tránh khỏi việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn dự án.
Bắc Kạn cũng có một dự án trọng điểm, dự án có tính chất liên vùng đó là Dự án xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang - Tuyên Quang. Dự án được giao kế hoạch vốn năm 2023 là 400 tỷ đồng và kế hoạch vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là hơn 621 tỷ đồng. Dự án đi qua hai tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang có nhiều nội dung về giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng rừng, chuyển mục đích sử dụng đất chưa có quy định rõ ràng nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn, áp lực giải ngân lớn. Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Kạn đang phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Tuyên Quang để thực hiện theo quy định.
Mặc dù nguồn vốn các Chương trình MTQG đã được tỉnh phân bổ, giao cho địa phương từ cuối năm 2022 với tỷ lệ kế hoạch vốn phân cấp về địa phương đạt trên 65% và chủ yếu do các xã làm chủ đầu tư, tuy nhiên, do một số địa phương cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách về đầu tư xây dựng, các nhóm thợ, cộng đồng dân cư địa phương thực hiện các dự án đặc thù còn yếu về năng lực xây dựng hồ sơ thi công nên việc triển khai thực hiện, giải ngân chậm…
Đến thời điểm hiện tại, tình hình giải ngân vốn đầu tư công của Bắc Kạn có chuyển biến tích cực, song lượng vốn giải ngân trong năm 2023 là rất lớn. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhu cầu thanh toán vốn trong quý III/2023 là 2.386.033 triệu đồng, đạt khoảng 60% kế hoạch giao. Trong đó vốn kế hoạch năm trước được phép kéo dài thời hạn thanh toán theo quy định 647.866 triệu đồng, ước đạt 60% so với kế hoạch giao; vốn được giao trong năm kế hoạch 1.738.167 triệu đồng, ước đạt 60% kế hoạch giao trong năm. Để hoàn thành kế hoạch giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2023 đòi hỏi cần sự nỗ lực hơn nữa của các cấp, các ngành.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đăng Bình cho biết, từ nay đến cuối năm 2023, UBND tỉnh tiếp tục có nhiều chỉ đạo, nhiều hội nghị và tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, đôn đốc “cầm tay chỉ việc” tới cấp cơ sở; tập trung thực hiện các giải pháp, phát huy vai trò của từng thành viên UBND, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ công tác để đẩy mạnh ngân vốn đầu tư công, thực hiện các Chương trình MTGQ…, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch được Trung ương và tỉnh giao./.
Tăng tốc các công trình phải hoàn thành trong năm 2024 (19/09/2024)
Ổn định hàng hóa, đảm bảo nhu yếu phẩm sau bão (11/09/2024)
Bắc Kạn thiệt hại hàng trăm tỷ đồng do bão số 3 (10/09/2024)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 giảm nhẹ (09/09/2024)
Thiên tai gây thiệt hại gần 77 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm 2024 (06/09/2024)