Độ tương phản
Ngày 16/4/1945, Liên Xô mở trận tấn công vào thủ đô Berlin - sào huyệt cuối cùng của phát-xít Đức (Ảnh sưu tầm)
Sau khi đánh chiếm hàng loạt nước châu Âu, phát xít Đức tập trung lực lượng lớn tiến công Liên Xô, mở ra cuộc chiến tranh Xô - Đức (1941-1945) với những đòn tấn công khốc liệt và chớp nhoáng, song đã nhận lại sự chống trả quyết liệt của quân và dân Liên Xô.
Chiều 30/4/1945, lá cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đã tung bay trên nóc Nhà Quốc hội Đức (Ảnh sưu tầm)
Sau khi chuyển từ phòng ngự sang chiến lược phản công, Hồng quân Liên Xô tấn công dồn dập quân Đức trên mặt trận phía Đông, giải phóng Tổ quốc và nhiều quốc gia trong khu vực. Đúng 0h43 ngày 9/5/1945 (theo giờ Mátxcơva), đại diện Đức quốc xã đã phải ký biên bản xác nhận đầu hàng vô điều kiện Liên Xô và các nước Đồng minh.
Đúng 22 giờ 43 phút ngày 8/5/1945, tại ngoại ô thủ đô Berlin của Đức (tức 0 giờ 43 phút ngày 9/5 theo giờ Moskva), đại diện Đức quốc xã đã ký văn bản đầu hàng không điều kiện Liên Xô và các nước Đồng minh, chấm dứt Chiến tranh Thế giới lần thứ hai tại châu Âu (Ảnh sưu tầm)
Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và các lực lượng yêu chuộng hòa bình tiến bộ trên toàn thế giới đã tạo nên bức tượng đài anh hùng chói sáng của nhân loại.
Ở thời kỳ đó, đã có tới 27 triệu chiến sĩ Hồng quân và người dân Liên Xô ngã xuống để tạo nên hòa bình, tạo nên chiến tích vẻ vang cho nước Nga và cho cả nhân loại. Chủ nghĩa phát xít lúc bấy giờ là “kẻ thù chung” của cả thế giới, đe dọa sự an nguy, thậm chí là sự sống còn của nhân loại. Chính vì vậy, chiến thắng của Liên Xô và các nước yêu chuộng hòa bình còn là động lực quan trọng thúc đẩy các dân tộc bị áp bức đứng lên giành lại độc lập, tự do chính đáng của mình.
Kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 hằng năm là dịp để toàn thế giới nhìn lại cuộc chiến tranh thảm khốc nhất trong lịch sử, để tôn vinh sự chiến đấu dũng cảm và hy sinh to lớn của các lực lượng dân chủ và hòa bình, đặc biệt là nhân dân và Hồng quân Liên Xô, đập tan chủ nghĩa phát-xít, giành lại hòa bình cho nhân loại. (Ảnh sưu tầm Hồng quân Liên Xô mừng chiến thắng phát xít)
Từ đây, các dân tộc bị áp bức đã vùng lên mạnh mẽ giành độc lập, tự do và quyền tự quyết định vận mệnh của mình, làm lung lay, sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Trong đó, Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nên Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một chặng đường lịch sử mới đầy tự hào và vẻ vang.
78 năm đã qua đi kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II và Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Nhân dân Xô Viết, nhưng những bài học về cuộc chiến chống phát xít thì vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa thiết thực đối với thế giới đương đại và sẽ luôn được mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới bảo vệ và mãi trường tồn./.
Tự hào 95 mùa Xuân có Đảng! (24/01/2025)
Tỉnh Bắc Ninh trao 500 triệu đồng cho người nghèo tỉnh Bắc Kạn (24/01/2025)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Thu Trang thăm, động viên trực Tết tại Viễn thông Bắc Kạn và Viettel Bắc Kạn (24/01/2025)
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính quyết liệt, khẩn trương, tạo thế và lực mới (23/01/2025)
Đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng bộ tỉnh năm 2024 (21/01/2025)