Độ tương phản
Đảm bảo an toàn sử dụng điện
Ngành chức năng khuyến cáo, chủ nhà, người quản lý, người sử dụng căn hộ cần thường xuyên kiểm tra công suất của hệ thống điện trong nhà phù hợp với nhu cầu tiêu thụ; cần bố trí áptômat làm thiết bị đóng cắt nguồn điện bảo đảm ngắt điện khi có sự cố cháy nổ (ngắt nguồn điện sinh hoạt khi có sự cố cháy). Đường dẫn điện cấp cho phần nhà để ở cần được tách riêng với đường dẫn điện cấp cho khu vực sản xuất, kinh doanh. Mỗi căn hộ hoặc gian phòng ở phải bố trí tối thiểu 1 áptômat. Bảo đảm duy trì nguồn điện cấp cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy khi xảy ra cháy, nổ. Chủ nhà, người quản lý, người sử dụng căn hộ thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh đối với các thiết bị điện có nguy cơ cháy nổ cao như điều hòa, bình nóng lạnh, tủ lạnh, máy giặt, lò sưởi... Không để các đồ dùng, vật dụng, chất dễ cháy gần các thiết bị này.
Đối với việc sạc xe điện: Trong quá trình sạc điện phải có người thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi có sự cố; khuyến cáo không nên sạc điện qua đêm, trường hợp sạc điện sau 23 giờ đêm chỉ được thực hiện khi có biện pháp đảm bảo an toàn. Sạc xe điện tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của nhà sản xuất: không sạc điện cho phương tiện khi phát hiện thiết bị sạc hoặc phương tiện gặp lỗi; sau khi sử dụng phải chờ bình điện nguội khoảng 20 phút rồi mới bắt đầu sạc, không sạc ngay sau khi chạy xe, không sạc quá 8 giờ liên tục. Các nguồn cấp cho sạc xe điện phải đảm bảo về công suất phục vụ. Cần bố trí áptômat để bảo vệ nguồn sạc cho xe điện bảo đảm đóng cắt được cả tự động và bằng tay khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Khi có nhiều xe điện phải bố trí lộ riêng cho nguồn sạc. Khi sạc điện không để xe, ắc quy, pin, bộ sạc gần các vật dụng, hàng hóa dễ cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.
Quản lý chặt các nguồn gây cháy, trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy
Quản lý chặt và thường xuyên kiểm tra các chất, vật liệu dễ cháy như các khí cháy, chất lỏng dễ cháy và các hóa chất dễ cháy nổ khác.
Tất cả người trong nhà phải được huấn luyện kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn, lánh nạn khi có cháy (biết cách sử dụng thang dây, mặt nạ, sử dụng bình chữa cháy...).
Trang bị bình chữa cháy xách tay và thực hành kỹ năng sử dụng
Không kết hợp các loại hình kinh doanh dịch vụ khác có tính nguy hiểm cháy cao (ví dụ kinh doanh có sử dụng hoặc tồn trữ các khí cháy, chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, hóa chất nguy hiểm cháy nổ, mút xốp, nhựa các loại và các chất cháy tương tự...).
Không nên hoàn thiện tường, trần, sàn bằng vật liệu dễ bắt cháy, dễ cháy và sinh nhiều khói (đặc biệt trong những nhà có diện tích nhỏ, hẹp), ví dụ như các tấm nhựa, ván gỗ mỏng, tấm mút xốp hoặc các vật liệu tương tự.
Lắp đặt các hệ thống báo cháy tự động hoặc thiết bị báo cháy cục bộ để có thể phát hiện và báo động cháy ngay từ giai đoạn ban đầu, tăng thời gian thoát nạn cho người; đồng thời cần có thiết bị cảnh báo cháy bằng chuông, còi, đèn hoặc loa âm thanh đến các căn hộ, gian phòng ở, tầng nhà.
Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu, dụng cụ phá dỡ thô sơ và trang thiết bị bảo vệ cá nhân: Bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy tự động dạng cục bộ, mặt nạ lọc độc,... Nếu có thể nên trang bị hệ thống chữa cháy tự động phù hợp với quy mô và tính chất sử dụng của nhà.
Một số giải pháp phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở truyền thống
Hiện nay, nhà truyền thống của Bắc Kạn gồm nhà 1 tầng và 2 tầng. Kiến trúc nhà truyền thống 1 tầng tập trung hai kiểu thiết kế chính là nhà khung cột gỗ, bưng ván xung quanh, mái lợp ngói âm dương, sau này lợp tôn và fibro xi măng, tiếp đến là nhà trình tường bằng đất nện trộn sỏi dăm nhỏ nhào kỹ đầm từng lớp và xây bao quanh, phần khung bên trong dùng hệ cột, dầm xà bằng gỗ chịu lực cho mái. Nhà ở truyền thống được cấu tạo bởi hệ thống cột, sàn, vách đều bằng gỗ - loại vật liệu dễ bắt lửa, vì vậy, khi xảy ra cháy trong điều kiện ngoài trời, tốc độ cháy lan rất lớn, nhất là khi thời tiết hanh khô và gió to, các tàn lửa cháy dở từ đám cháy có thể bay theo chiều gió dẫn đến gây cháy lan ra các khu vực lân cận.
Để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở truyền thống, các đơn vị, địa phương cần thường xuyên khảo sát thực trạng công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các hộ gia đình đang ở nhà ở truyền thống phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh; lồng ghép tuyên truyền cho các hộ dân kiến thức, kỹ năng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có cháy, nổ xảy ra tại nhà sàn; tuyên truyền, vận động người dân làm bếp bằng tấm bê tông hoặc vật liệu không cháy, các hộ dân cần quản lý chặt chẽ các nguồn nhiệt, khi đun nấu xong phải dập hết tàn lửa; lắp đặt hệ thống điện đảm bảo an toàn, các thiết bị điện, dây dẫn điện không đặt trực tiếp lên các vật liệu dễ cháy; tuyệt đối không đóng dây dẫn trực tiếp vào cột, tường gỗ hoặc đi qua các vật liệu dễ cháy như đệm, quần áo, bạt chống nóng trên mái nhà,... ; khu vực đun nấu tuyệt đối không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy, không để các chất dễ cháy như củi, rơm, xăng, dầu, gas ở gần nhà, dưới gầm sàn, trường hợp cần chỉ dự trữ với số lượng ít; giữa các nhà phải có khoảng cách an toàn, đường giao thông thuận lợi cho công tác chữa cháy; chủ động chuẩn bị bể nước, vòi nước, trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, các thiết bị báo cháy, để sớm phát hiện và phòng ngừa cháy nổ xảy ra./.
Đoàn Bắc Kạn đạt nhiều thành tích tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI (06/11/2024)
Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức trao quà cho các gia đình bị ảnh hưởng do bão số 3 tại Chợ Mới (05/11/2024)
Khánh thành bếp ăn bán trú tại điểm Trường Mầm non Pù Lườn (05/11/2024)
Triển khai ôn tập cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 (05/11/2024)
Những giá trị cốt lõi của Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (01/11/2024)