Độ tương phản
Khi mới tái lập tỉnh, đời sống của đồng bào các dân tộc Bắc Kạn gặp không ít khó khăn thiếu thốn. Giao thông cách trở, mạng lưới giáo dục, y tế còn nghèo nàn, nhiều xã chưa có trạm xá, trường lớp chưa đáp ứng nhu cầu giáo dục. Trước những khó khăn đó, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, các chương trình, đề án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Chương trình như 134, Chương trình 135 ... được triển khai đồng bộ và hiệu quả, từng bước đưa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn thoát khỏi tình trạng chậm phát triển.
Trong 25 năm qua, trên cơ sở những chính sách của Trung ương, tỉnh đã quán triệt sâu sắc và vận dụng thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội từng vùng, từng dân tộc để phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã phối kết hợp chặt chẽ trong việc thực hiện chính sách dân tộc. Điển hình là Chương trình 135 đã được tỉnh Bắc Kạn quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Tổng số tiền đầu tư hỗ trợ từ Chương trình cho tỉnh là hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó gần 300 tỷ đồng được hỗ trợ trực tiếp cho 50.000 lượt hộ nghèo mua giống cây trồng, vật nuôi, máy móc phục vụ sản xuất và chế biến; xây dựng được hơn 1.000 mô hình trồng cây, chăn nuôi gia súc, gia cầm... cho người dân, qua đó giúp đồng bào các dân tộc thiểu số chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập.
Ngoài hỗ trợ sản xuất, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 đã xây dựng và sửa chữa 1.400 công trình đường giao thông, thủy lợi, điện, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình giáo dục, nước sinh hoạt... Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 100% số xã có trường học, trạm y tế xây dựng kiên cố và bán kiên cố; trên 99% thôn, bản có điện lưới quốc gia…
Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ tín dụng; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo; chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở, chính sách phát triển giáo dục, y tế, văn hóa đã được quan tâm thực hiện có hiệu quả, giúp cho hàng chục nghìn lượt hộ dân được xây, sửa nhà, được cấp cây con giống, được vay vốn phát triển sản xuất, đem lại cuộc sống mới cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh đến cuối năm 2020 giảm còn 18,5%; bình quân mỗi năm giảm 2,51% số hộ nghèo, vượt kế hoạch đề ra.
Ngoài ra, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được đẩy mạnh; chính sách về cấp phát miễn phí ấn phẩm báo, tạp chí; chính sách đối với người có uy tín... cũng được tỉnh quan tâm thực hiện tốt.
Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Triệu Thị Thu Phương, 25 năm qua, mặc dù quá trình triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, song bộ mặt nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số đổi thay từng ngày, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rđược nâng lên. Giai đoạn tới, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sẽ tiếp tục có các chương trình, chính sách đồng bộ hơn, tập trung hơn đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Do đó, cùng với sự quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền thì sự nỗ lực cố gắng của chính đồng bào các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh sẽ là những tác nhân để chính sách dân tộc phát huy hiệu quả cao nhất./.
Bước “chuyển mình” ở Na Rì (06/01/2022)
Đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục và đào tạo (04/01/2022)
Bắc Kạn - Chặng đường 25 năm phát triển và trưởng thành (31/12/2021)
Phát huy truyền thống quê hương, ý chí tự lực tự cường, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đưa Bắc Kạn phát triển nhanh, bền vững (31/12/2021)
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, ngày càng hoàn thiện (31/12/2021)