Độ tương phản
Theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đinh Quang Chúc, với vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực trẻ em, đồng thời là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch về bảo vệ trẻ em nói chung và công tác phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng.
Theo số liệu thống kê, tình trạng bạo lực đối với trẻ em năm 2024 có xu hướng giảm so với năm 2023, đặc biệt là bạo lực trong trường học và trong gia đình. Qua thống kê các vụ việc cơ quan Công an thụ lý, xác minh và giải quyết cho thấy vấn đề xâm hại trẻ em năm 2024 tuy đã giảm nhưng vẫn còn. Tình trạng trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng ngày càng diễn biến phức tạp, tác động xấu đến quá trình phát triển của trẻ em cả trước mắt và lâu dài, đặc biệt là liên quan đến vấn đề tâm lý, tình cảm, đạo đức và sức khỏe của trẻ.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 1.178 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 21.522 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục là 4 trẻ. Số trẻ em bị tai nạn thương tích là 66 trẻ em, trong đó có 2 em bị tử vong do đuối nước, 1 em tử vong do tai nạn giao thông. Đây là những con số rất đáng quan tâm đối với chính quyền các cấp, các ngành của địa phương.
Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các địa phương xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ: Phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ. Đặc biệt, công tác hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại luôn được quan tâm chỉ đạo, thực hiện kịp thời.
“Ngay sau khi nhận được văn bản về các trường hợp xâm hại trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND cấp huyện nơi xảy ra vụ việc khẩn trương thực hiện việc hỗ trợ, can thiệp kịp thời đối với trẻ em bị xâm hại theo đúng quy trình và thủ tục quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ. Đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng của địa phương tiến hành điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng xâm hại trẻ em, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không để vụ việc kéo dài”- bà Nông Thị Hà, Trưởng phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội - Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết.
Để bảo đảm an toàn cho trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại cho trẻ em nói riêng cần sự chung tay của cộng đồng, gia đình và bản thân chính trẻ em. Trong đó, các cấp, ngành và các địa phương cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại cộng đồng về bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em; thiết lập các kênh thông tin để tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo về các hành vi bạo lực, xâm hại đối với trẻ em như thông báo số điện thoại của Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 hoặc người làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và UBND cấp xã; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho thanh, thiếu niên; tạo dư luận xã hội lên án những hành vi tội phạm xâm hại trẻ em; tăng cường phối hợp giáo dục 3 môi trường: Gia đình - nhà trường - xã hội.
Đối với gia đình, thường xuyên giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho trẻ em; hướng dẫn trẻ em đọc sách báo, xem phim ảnh có nội dung lành mạnh, không tiếp xúc với phim ảnh khiêu dâm, bạo lực; thường xuyên gần gũi, trò chuyện với trẻ, trang bị cho các em kiến thức cơ bản về giới tính, hướng dẫn các em cách tự bảo vệ, chủ động phòng tránh bị xâm hại./.
Bắc Kạn: Gần 88 triệu khách hàng đã xác thực sinh trắc học ngân hàng (16/01/2025)
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 (16/01/2025)
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch năm 2024 (08/01/2025)
Trao tặng quà cho 200 đoàn viên công đoàn tại Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 (08/01/2025)
Tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm giao thông từ năm 2025 (07/01/2025)