PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

26/07/2019
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về công tác dân tộc
Để thực hiện tốt Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc, 15 năm qua, tỉnh đã cụ thể hóa việc thực hiện các mục tiêu và triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc theo nghị quyết đề ra.

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

Để thực hiện tốt Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc, 15 năm qua, tỉnh đã cụ thể hóa việc thực hiện các mục tiêu và triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc theo nghị quyết đề ra.

Hồng không hạt được hình thành vùng chuyên canh trở thành thương hiệu của tỉnh

Các chương trình, dự án, chính sách về dân tộc đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư tạo điều kiện cho hàng hóa thông thương, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình giảm nghèo. Đến nay, toàn tỉnh có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm; 100% xã có điểm bưu điện văn hóa, thư viện xã; trên 90% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 95% số hộ nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% xã được phủ sóng điện thoại di động. Toàn tỉnh có 83 trường đạt chuẩn quốc gia; 96/122 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%. Chương trình xây dựng nông thôn mới được nhân dân hưởng ứng tham gia bằng nhiều hình thức, đến nay tỉnh có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cùng với đó, tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng chuyên canh cam quýt, hồng không hạt, thuốc lá, dong riềng, chè… từng bước tạo thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường; triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP-BK).

Gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống qua các lễ hội

Bên cạnh phát triển kinh tế, công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm. Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng 09 dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Công tác củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở thường xuyên được kiện toàn, bổ sung kịp thời. Hàng năm, các ngành luôn mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn; quy hoạch, đào tạo, sử dụng, luân chuyển cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ là người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đến nay, tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy cấp tỉnh, huyện, thành phố và tương đương chiếm trên 70%. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được cấp ủy chú trọng, chỉ đạo xây dựng lực lượng cốt cán; phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Cơ sở hạ tầng ở vùng đồng bào dân tộc nhiều nơi còn thiếu và chưa hoàn thiện, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao.

Để thực hiện tốt công tác dân tộc trong thời gian tới, tỉnh đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc và Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 10/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, vận động phù hợp với đặc điểm từng vùng dân tộc. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án kinh tế theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa và chương trình OCOP; khuyến khích đồng bào dân tộc tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã để phát triển sản xuất, từng bước xây dựng được các sản phẩm có thương hiệu./.

Thu Trang