PublishingPortal - Block_BanTin_Toolbar

22/05/2024
Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ
Quan tâm thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm
Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế của người bệnh và gia đình. Trước tình hình đó, Sở Y tế ban hành văn bản chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thành phố quan tâm thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm.

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData

Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc nấm tại Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm

Theo đó, các đơn vị tiếp tục thực hiện có hiện quả kế hoạch triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; thực hiện các nội dung tại Công văn số 2487/BYT-ATTP ngày 11/5/2024 của Bộ Y tế về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Phối hợp với các đơn vị, ngành chức năng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giáo dục và đào tạo… trên địa bàn tăng cường tuyên truyền các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; các loại nấm, rễ, lá, củ cây rừng hoặc phủ tạng động vật để làm thực phẩm nếu không biết rõ nguồn gốc, không biết về độc tính hoặc phương pháp chế biến; áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong các bữa ăn đông người, bếp ăn tập thể.

Tập trung thông tin, tuyên truyền, in ấn tài liệu truyền thông về phòng chống ngộ độc do nấm độc, thực hiện tuyên truyền đến tận hộ gia đình, những người ở trên nương rẫy, ở sâu trong rừng; kết hợp tuyên truyền cho học sinh ở các trường học để mọi người dân tuyệt đối không thu hái, không chế biến và không ăn nấm mọc hoang dại, nấm lạ nghi ngờ gây ngộ độc. Khi người dân không may ăn phải nấm độc, xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời. Triển khai hoạt động giám sát ca bệnh, nguy cơ ngộ độc do ăn nấm độc để phát hiện sớm và triển khai kịp thời các biện pháp dự phòng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng.

Chủ động phương án, lực lượng, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất để kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân và khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc do ăn nấm độc xảy ra, đặc biệt chú ý các biện pháp sơ cứu và chuyển viện tuyến trên sớm, không để các bệnh nhân có diễn biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, trường hợp cần thiết đề nghị tuyến trên hỗ trợ hội chẩn chuyên môn./.

Ngọc Tú