Độ tương phản
Trước đây, để tạo nên những sợi lanh thẳng phục vụ cho việc dệt vải, chị em phải tước vỏ cây lanh ra thành từng sợi nhỏ và nối với nhau một cách khéo léo, tiếp theo, người ta mắc các sợi lanh vào khung quay cho chúng xoắn lại thành từng cuộn. Sau đó đem cuộn lại, luộc trong nước tro rồi mang giặt sạch thì sợi lanh có màu trắng. Sau khi đã chuẩn bị sợi xong, việc dệt vải sẽ được bắt đầu.
Ngày nay, khi điều kiện kinh tế phát triển hơn, nghề dệt vải lanh được xem là kỳ công, tốn nhiều thời gian nên phần đa chị em phụ nữ Sán Chỉ ở địa phương chọn giải pháp mua sợi lanh đã được se sẵn tại các phiên chợ ở địa phương về để dệt vải. Họ rất ưa chuộng vải lanh, bởi nó có độ bền cao hơn hẳn các loại vải được dệt từ bông hay các chất liệu khác. Để làm ra được một bộ quần áo phải trải qua rất nhiều các công đoạn mà hầu hết đều được thực hiện thủ công.
Tuy nhiên, hiện nay, nghề se lanh dệt vải thủ công truyền thống của đồng bào Sán Chỉ đang dần bị mai một, không còn nhiều hộ đồng bào giữ được nghề một phần là do thiếu nguồn nguyên liệu và có sự giao thoa trong văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. Việc khôi phục và gìn giữ những giá trị văn hóa của đồng bào Sán Chỉ nói chung và nghề se lanh dệt vải của đồng bào nói riêng đang rất cần có sự quan tâm của tỉnh và các ngành chức năng từ tỉnh đến địa phương.
Chị Hoàng Thị Mộng, thôn Khâu Đấng, xã Bộc Bố (Pác Nặm) chia sẻ, phụ nữ Sán Chỉ ở Pác Nặm rất tự hào về nghề dệt vải lanh của dân tộc mình. Việc duy trì nghề thủ công này rất cần có sự quan tâm vào cuộc của các cấp, ngành ở địa phương để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào./.
Người lưu giữ và truyền dạy chữ Nôm Dao (04/01/2024)
Sâu lắng làn điệu hát ru của người Tày ở Bắc Kạn (02/06/2023)
Linh thiêng Lễ cấp sắc của đồng bào Dao Tiền ở huyện Bạch Thông (25/05/2022)
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Bắc Kạn (18/04/2022)
Lễ Tài khoăn của người Nùng ở Na Rì (21/02/2022)